Masan 'chốt lãi' khoản đầu tư vào Masan High-Tech Materials, thu về 134,5 triệu USD

Ngày 30/5/2024, công ty Masan High-Tech Materials (MHT), thành viên Tập đoàn Masanđã ký kết Hợp đồng mua bán với Mitsubishi Materials Corporation (MMC) Group. Theo đó, MMC Group sẽ mua 100% H.C. Starck Holding (Germany) GmbH (HCS) từ MHT với giá 134,5 triệu USD.

Lượng tiền thu được từ giao dịch dự kiến sẽ giúp giảm nợ vay của MHT và góp phần vào mục tiêu giảm nợ ròng trên EBITDA của Tập đoàn Masan về mức ≤ 3,5x.

-7666-1717057433.jpg

H.C nhà máy của Starck Holding ở Goslar, Đức.

Tập đoàn Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ giao dịch này và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20 - 30 triệu USD trong dài hạn.

Còn MMC cho biết muốn thoái toàn bộ vốn tại MHT để tái cơ cấu danh mục đầu tư

Trước đó năm 2020, Mitsubishi Materials Corporation và Masan High-Tech Materials đã ký kết hợp tác thiết lập liên minh chuỗi giá trị vonfram toàn cầu.

Theo đó, MMC mua gần 110 triệu cổ phiếu phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ. Tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng). Sau khi giao dịch hoàn tất, MMC nắm 10% vốn cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ hai của MHT.

Ngoài thương vụ bán cổ phần trên, MMC Group và MHT sẽ ký kết một thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram đem lại lợi ích dài hạn cho đôi bên.

Trong giao dịch này, Masan dự kiến vẫn sẽ giữ phần sở hữu tại Nyobolt, một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Lithium-ion sạc nhanh có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Nyobolt đang bắt đầu tiến trình mở rộng quy mô hoạt động và thương mại hóa sản phẩm. Vào tháng 7/2023, Nyobolt đã ra mắt thành công mẫu concept xe điện với thời gian sạc đầy chỉ mất 6 phút và đã ký kết những thỏa thuận nguyên tắc với hai khách hàng thương mại lớn.

Tập đoàn Masan sẽ nhận được khoản lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ pin sạc nhanh sử dụng vonfram và niobium ở cực anode của Nyobolt được thương mại hóa một cách rộng rãi.

Ngoài ra, Masan vẫn giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do HCS phát triển được thương mại hóa.

HCS là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Masan High-Tech Materials, là nhà sản xuất bột vonfram chất lượng cao. MHT đầu tư vào HCS năm 2020 với mục tiêu đưa công nghệ tinh chế và tái chế vonfram về Việt Nam để chuyển dịch sang mô hình kinh doanh tuần hoàn bền vững.

Trong khi đó, đối tác MMC Group là nhà sản xuất vật liệu tích hợp, cung cấp các vật liệu cơ bản và các bộ phận cơ khí, vật liệu điện tử và linh kiện dùng trong ôtô, đồ gia dụng... MMC Group cũng tham gia vào lĩnh vực tái chế và kinh doanh năng lượng.

Thanh Hoa

Xem thêm tại vnbusiness.vn