Mcredit tìm cơ hội trong thách thức

Dư nợ cho vay tiêu dùng không đạt như kỳ vọng

Cho vay tín dụng tiêu dùng hiện nay được đánh giá là một lĩnh vực “nóng”. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối năm 2023, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đạt khoảng 2,8 - 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 21% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế không đạt kỳ vọng, dư nợ tín dụng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống giảm trên 28%. Trong đó, 15 công ty tài chính được cấp phép tại Việt Nam đang hoạt động và dư nợ cho vay tiêu dùng tính đến tháng 2/2024 khoảng 138,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 5% so với tổng dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tín dụng tiêu dùng giảm trong bối cảnh tình hình tăng trưởng kinh tế khó khăn tác động tới thu nhập của cá nhân và hộ gia đình, làm tăng nhu cầu tiết kiệm để dự phòng cho tương lai và giảm nhu cầu vay tín dụng ngân hàng để mở rộng chi tiêu.

Mặt khác, khách hàng chây ì, cố tình không trả nợ, thành lập các hội nhóm “bùng nợ” trên mạng xã hội, chống đối, vu khống cán bộ thu hồi nợ… làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của các ngân hàng, các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty tài chính cũng gặp khó khăn từ chính sách và ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông.

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu chiến lược

Được thành lập từ năm 2016, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) là công ty tài chính liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng SBI Shinsei (Nhật Bản). Mcredit đã tạo nên dấu ấn mạnh mẽ khi vươn lên vị trí thứ 4 thị phần tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vào năm 2020, sau đó vươn lên Top 3 vào năm 2021 và giữ vững vị trí đó cho đến nay.

Từ đầu năm 2023 đến nay, tuy thị trường đang trong giai đoạn khó khăn, Mcredit vẫn là một trong số ít các công ty tài chính hoạt động có hiệu quả nhờ việc kiên định với chiến lược “lấy khách hàng là trung tâm”, đồng hành cùng khách hàng trong giai đoạn khó khăn và chuyển đổi số, đặc biệt khi có bài học lớn và sự hậu thuẫn từ MB Bank và SBI Shinsei Bank.

Mcredit luôn kiên định với chiến lược “lấy khách hàng là trung tâm”

Để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2022 - 2026, đạt Top 1 về mặt hiệu quả, Top 2 về mặt quy mô và phục vụ 8 - 10 triệu khách hàng, cùng với kênh dịch vụ truyền thống, Mcredit đã chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ trên kênh số, dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu và cá nhân hóa khách hàng giúp việc đánh giá rủi ro về mặt tín dụng nhanh và chính xác hơn. Thông qua thói quen tiêu dùng mà công ty có thể thu thập được kết hợp với các đối tác dựa trên sự đồng ý của khách hàng, nhu cầu của họ được giải quyết nhanh hơn, tạo ra lợi ích cho cả khách hàng và Mcredit, kết quả đạt được tốt hơn trong khi trải nghiệm của khách hàng được nâng lên đáng kể.

Nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số đồng thời hạn chế rủi ro trong lĩnh vực tài chính, 6 tổ chức tín dụng, trong đó có Mcredit, đã tiên phong triển khai giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư trong việc đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng vay, giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Theo đó, Mcredit không còn mất nhiều thời gian trong việc lập hồ sơ cho vay khi mọi thông tin cần thiết đều có thể được cung cấp qua hệ thống dữ liệu dân cư.

Để ứng phó với tình trạng khách hàng suy giảm khả năng trả nợ do bị mất việc, hoãn việc, giãn việc, Mcredit chủ động liên hệ với những khách hàng được cho là đang gặp khó khăn để cùng sẻ chia, đưa ra phương án về thời hạn trả nợ, số tiền trả nợ. Việc này cũng đúng với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là cơ cấu lại thời hạn trả nợ, số tiền trả nợ cho khách hàng ở các kỳ khách hàng gặp khó khăn.

Ông Lê Quốc Ninh, Tổng giám đốc Mcredit

Ông Lê Quốc Ninh, Tổng giám đốc Mcredit cho biết: “Mcredit luôn trung thành với chiến lược cho vay nhân văn và thu hồi nợ nhân văn, lấy khách hàng là trung tâm, coi khó khăn của khách hàng cũng là khó khăn của mình. Mcredit đã thực hiện việc miễn giảm lãi, cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách từ trong đợt dịch bệnh Covid-19 chứ không phải chỉ trong 1 - 2 năm nay. Giai đoạn này cũng là cơ hội tốt để Mcredit có thời gian nhìn lại và cải tiến quy trình nội bộ, gia tăng chất lượng hoạt động, hiệu quả hơn. Một vài quy trình trước kia được chuyển đổi số, giảm thời gian và các bước quyết định”.

Năm 2024 được dự báo vẫn là một năm khó khăn, nhưng Mcredit vẫn tự tin vào chiến lược của mình, tập trung thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng để đảm bảo người dân được tiếp cận được nguồn vốn đáng tin cậy. Đặc biệt sẽ luôn linh hoạt, thích ứng, chú trọng đầu tư vào công nghệ, tập trung vào sản phẩm cốt lõi, nâng cao quản trị rủi ro để mang đến những trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng.

Xem thêm tại baodautu.vn