Một cổ phiếu ngân hàng bỗng trở thành 'tiêu điểm' nhờ được tự doanh mua ròng 100 tỷ đồng
Kết thúc tuần giao dịch 29/1-2/2, chỉ số VN-Index mất mốc 1.175 điểm, thậm chí, đã có phiên chỉ số giảm đến hơn 15 điểm. Thanh khoản trong tuần cải thiện, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 702,11 triệu đơn vị/phiên, tăng 4,29% so với tuần trước.
Đáng chú ý, khối tự doanh có thể xem là "điểm sáng" trong tuần, khi tích cực mua ròng 4/5 phiên. Tổng giá trị mua ròng lớn nhất của khối tự doanh rơi vào phiên cuối tuần (2/2), với giá trị mua ròng đạt 451,87 tỷ đồng, tăng 164% so với phiên trước đó.
>> Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 2/2: Bất ngờ đến từ VCB, HDB
Trong đó, top 3 cổ phiếu được khối tự doanh mua mạnh nhất trong tuần điểm những cái tên của ngành bán lẻ là: MWG (mua ròng 125,61 tỷ đồng), PNJ (mua ròng 111,04 tỷ đồng).
ACB bất ngờ thuộc top được tự doanh mua ròng trong phiên 2/2 |
Cái tên thứ 3 trong danh sách thuộc về một mã cổ phiếu ngân hàng, đó là ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu với giá trị mua ròng lên đến 102,34 tỷ đồng, bỏ xa cái tên thứ 4 là STB (mua ròng 37 tỷ đồng).
Đây là tín hiệu đáng chú ý bởi lẽ, giá trị mua ròng lên đến 100 tỷ đồng của cổ phiếu ACB "hiếm" được nhìn thấy trong diễn biến của khối tự doanh.
Giá trị giao dịch khối tự doanh của cổ phiếu ACB "bùng nổ" trong phiên 2/2 |
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, ACB là 1 trong 6 cổ phiếu hiếm hoi giữ được sắc xanh, chạm mốc 26.250 đồng/cp, tăng 0,96% so với tham chiếu. ACB hiện đã thành công vượt qua mức đỉnh năm 2021 nhờ kỳ vọng lớn từ nhà đầu tư.
Tuy vậy, trong phiên 2/2, ngược với diễn biến mua ròng 102,34 tỷ đồng khối tự doanh, cá nhân trong nước bán ròng 131,45 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm các tổ chức trong nước mua ròng nhẹ, đạt 29,11 tỷ đồng.
Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu ACB theo phân loại nhà đầu tư (màu xanh dương: khối tự doanh ròng) |
ACB cũng có 1 phiên bùng nổ về thanh khoản, với 14,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tăng 130% so với con số 6,4 triệu cổ phiếu trong phiên 1/2. Giá trị giao dịch đạt gần 380 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với phiên trước đó.
Diễn biến cổ phiếu ACB |
Về kết quả kinh doanh, năm 2023, ACB lãi trước thuế 20.068 tỷ đồng, tăng trưởng 17,2% so với năm 2022. Thu nhập lãi thuần đạt 24.959 tỷ đồng, tăng 6%, tuy vậy, đây là mức tăng trưởng thấp so với các ngân hàng khác chủ yếu do áp lực chi phí lãi tăng gần 60% so với cùng kỳ.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến cuối năm đạt 487.601 tỷ đồng, tăng 17,8% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến từ 0,7% hồi đầu năm lên 1,22%.
Về quy mô huy động, tổng tiền gửi khách hàng tại thời điểm 31/12/2023 đạt 480.482 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với thời điểm đầu năm, trong đó tiền gửi ngắn hạn chiếm gần 22% tổng tiền gửi khách hàng.
>> ACB báo nợ xấu ‘phình to', gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gấp 25 lần cùng kỳ
Với mức giá hiện tại, cổ phiếu ACB được cho là vẫn còn nhiều tiềm năng tăng giá. Cụ thể, CTCK ABS và chứng khoán VDSC khuyến nghị mua cổ phiếu ACB với mức giá mục tiêu 29.000 đồng/cp; hay Agriseco Research kỳ vọng ACB sẽ đạt 30.000 đồng/cp trong năm nay.
>> Bốn mã cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng đến 53%
Xem thêm tại nguoiquansat.vn