Một cổ phiếu vật liệu xây dựng thủng đáy lịch sử trong tuần VN-Index tăng hơn 33 điểm

Kết thúc tuần giao dịch, thị trường chứng khoán khởi sắc khi VN-Index "leo dốc" hơn 33 điểm (+2,64%) và chiếm lại mốc 1.285.

Mặc dù vậy, trong phiên 23/8, cổ phiếu LCC của CTCP Xi măng Hồng Phong bất ngờ giảm kịch sàn xuống 1.000 đồng/cp và thủng đáy lịch sử sau 20 phiên đi ngang.

Nhìn rộng hơn, thị giá mã vật liệu xây dựng này đã “bốc hơi” hơn 90% chỉ sau một năm, vốn hóa theo đó còn vỏn vẹn 5,8 tỷ đồng.

Một cổ phiếu vật liệu xây dựng thủng đáy lịch sử trong tuần VN-Index tăng hơn 33 điểm
Thị giá cổ phiếu LCC giảm hơn 90% chỉ sau 1 năm

Cổ phiếu của LCC liên tục giảm trong bối cảnh doanh nghiệp và ngành xi măng gặp khó khăn. Cụ thể, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), trong 6 tháng đầu năm 2024, chỉ có 44.600 tấn xi măng và clinker được xuất sang thị trường Trung Quốc, mang về dòng ngoại tệ chưa đến 1,57 triệu USD, trong khi nửa đầu năm 2023 là hơn 24 triệu USD.

Năm ngoái, Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành xi măng nhưng đã giảm nhập khẩu tới 90%, do nhu cầu yếu xuất phát từ tình hình khó khăn của ngành bất động sản nước này. Không chỉ vậy, quốc gia này cũng đẩy mạnh xuất khẩu xi măng sang các thị trường chính nhập khẩu xi măng của Việt Nam, khiến sự cạnh tranh về giá tại thị trường xuất khẩu trở nên gay gắt hơn.

Về Xi măng Hồng Phong, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này khá "thê thảm" khi báo lỗ 12 năm liên tiếp.

Một cổ phiếu vật liệu xây dựng thủng đáy lịch sử trong tuần VN-Index tăng hơn 33 điểm
Xi măng Hà Tiên chưa một lần báo lãi từ khi niêm yết năm 2010 đến nay

VNCA dự báo xuất khẩu xi măng và clinker trong năm nay tiếp tục gặp khó, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi. Xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi…

Trong khi đó, nguồn cung xi măng tiếp tục vượt cao so với nhu cầu. Hiện công suất thiết kế của các nhà máy xi măng ở Việt Nam lên đến 120 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu xi măng chỉ khoảng 65 triệu tấn, điều này dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Cùng với mức tăng trưởng trái chiều trên kênh xuất khẩu, điều này sẽ làm gia tăng cạnh tranh trong nước. Trình trạng này đặc biệt xảy ra tại thị trường miền Bắc và miền Trung, khu vực có hầu hết các dự án mới và tỷ lệ xuất khẩu cao hơn.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn