Một sếp VIB muốn gom thêm 'hàng' sau khi 'cá mập' ngoại thoái bớt vốn

Mục đích giao dịch là tăng giá trị tài sản đầu tư. Hiện, ông Long đang sở hữu 11,5 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 0,45% vốn (không bao gồm gần 2 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 17% và 145.360 cổ phiếu thưởng theo chương trình ESOP đang chờ về). Nếu giao dịch thành công, ông Long sẽ nắm giữ 14,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,57% vốn của VIB. Ước tính ông Long sẽ phải bỏ ra số tiền gần 57 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.

-4621-1730793327.jpg

Một phó tổng giám đốc VIB muốn mua thêm 3 triệu cổ phiếu.

Chiều ngược lại, ông Ân Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc, Giám đốc Khối Pháp chế và Quản trị doanh nghiệp VIB thông báo đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu VIB nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh, thỏa thuận, dự kiến từ ngày 9/10 - 7/11. Nếu giao dịch thành công, ông Sơn sẽ giảm sở hữu tại VIB từ 6,69 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,225% xuống còn 4,69 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,157%.

Tạm tính với mức thị giá trong phiên 2/10 là 19.550 đồng/cp, ông Sơn sẽ thu về khoảng 39,1 tỷ đồng từ việc bán bớt cổ phiếu VIB.

Trước đó, cổ đông lớn của VIB là Commonwealth Bank (CBA) xác nhận đã thoái bớt vốn tại VIB sau 2 lần bán ra cổ phiếu với giá trị lần lượt là khoảng 5% và 10% trong 2 phiên 24/9 và 29/10, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,7% và không còn là cổ đông lớn của ngân hàng này. Ước tính công ty đã thu về khoảng về 480 triệu AUD (khoảng 8.000 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại).

Động thái thoái vốn của khối ngoại tại VIB được cho là bắt nguồn từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường của VIB vào tháng 6. Trong đó, Đại hội đã thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20,5% xuống còn 4,99%. Điều này buộc các nhà đầu tư ngoại phải bán ra để đưa tỷ lệ sở hữu về mức tối đa cho phép.

Bên cạnh đó, CBA cho biết việc thoái vốn tại VIB là phù hợp với chiến lược tập trung vào mảng ngân hàng tại khu vực Australia và New Zealand.

Cũng vào ngày 24/9 (thời điểm CBA thoái 5% vốn tại VIB), CTCP Unicap cho biết đã mua thành công hơn 66,8 triệu cổ phiếu VIB, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này lên mức 2,241%.

Liên quan đến giao dịch cổ phiếu này, ngày 1/11, HoSE đã thông báo về việc loại bỏ đối với giao dịch bán hơn 2,61 triệu cổ phiếu VIB vào ngày 31/10 của bà Lê Thị Huệ, người có liên quan ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT của VIB, do bà Huệ không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Về kết quả kinh doanh, VIB vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 với tổng tài sản cuối quý III đạt hơn 445.000 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm, trong đó dư nợ tín dụng vượt 298.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm, cao hơn so với mức trung bình ngành là 9%. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 6.603 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của VIB vào cuối quý III ở mức 2,67%. Ngân hàng cho biết chất lượng tài sản đang cải thiện tốt nhờ các chiến lược quản trị nợ và biện pháp ngăn chặn sớm, nợ nhóm 2 đã giảm 27%, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng so với đầu năm. Ngoài ra, ngân hàng cũng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong quý IV khi dư địa còn nhiều.

VIB là một trong những ngân hàng trả cổ tức cao trong 2 năm qua, với tỷ lệ chi trả cổ tức đạt 35% trong năm 2023 (trong đó 15% là tiền mặt, 20% là cổ phiếu thưởng) và 29,5% trong năm 2024 (trong đó 12,5% là tiền mặt, 17% là cổ phiếu thưởng).

Châu Anh

Xem thêm tại vnbusiness.vn