Nam A Bank (NAB) có động thái mới

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã: NAB) mới đây đã có động thái gây chú ý. Theo đó, Nam A Bank đã gia nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động sau 3 tháng 'nằm im'.

Cụ thể, Nam A Bank điều chỉnh tăng lãi suất trực tuyến mức cao nhất lên tới 0,5%/năm với các kỳ hạn từ 1-17 tháng.

Tại kỳ hạn 1 tháng, Nam A Bank điều chỉnh tăng 0,4%/năm lên 3,5%/năm.

Tại kỳ hạn 2 tháng, Nam A Bank điều chỉnh tăng 0,5%/năm lên 3,6%/năm.

Tại kỳ hạn 3 tháng, Nam A Bank điều chỉnh tăng 0,3%/năm lên 4,1%/năm.

Tại kỳ hạn 4-5 tháng, Nam A Bank chỉ tăng 0,2%/năm lên 4,2%/năm.

Tại kỳ hạn 6 tháng, Nam A Bank điều chỉnh tăng 0,4%/năm lên 5%/năm.

Tại kỳ hạn 7-11 tháng, Nam A Bank điều chỉnh tăng 0,1-0,4%/năm lên 5,2%/năm.

Tại kỳ hạn 12-13 tháng, Nam A Bank điều chỉnh tăng 0,2%/năm lên 5,6%/năm.

Tại kỳ hạn 14-17 tháng, Nam A Bank niêm yết ở mức 5,7%/năm.

Tại kỳ hạn 18-36 tháng, Nam A Bank giữ nguyên lãi suất ở mức 5,7%/năm.

Nam A Bank (NAB) có động thái mới
Lãi suất tiết kiệm trực tuyến tại Nam A Bank

Tính đầu tháng 8 đến nay, thị trường đã ghi nhận 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động, bao gồm: Agribank, Eximbank, HDBank, Sacombank, Saigonbank, TPBank, CB, VIB, DongA Bank, VPBank, Techcombank, VietBank, SHB, PVCombank, Cake by VPBank và Nam A Bank.

Ở chiều ngược lại, thị trường cũng ghi nhận 3 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động là Bac A Bank, SeABank và OCB.

Nền lãi suất huy động đang tăng dần trở lại nhưng vẫn đang ở mức thấp. Lãi suất tăng trở lại giúp lượng tiền gửi vào các ngân hàng tiếp tục ở mức cao. NHNN cho biết, tiền gửi trong ngân hàng hiện đạt khoảng trên 15 triệu tỷ đồng. Theo số liệu được NHNN công bố, hồi tháng 1, tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng âm, song tình trạng này dần được cải thiện theo tốc độ tăng của lãi suất huy động.

Báo cáo tài chính quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm nay của các ngân hàng cũng cho thấy, tiền gửi từ người dân vẫn tiếp tục gia tăng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính cũng cho rằng, tín dụng gần đây khởi sắc trở lại nên ngân hàng cần nguồn tiền. Thêm vào đó, trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất thấp, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng đã hút một lượng lớn tiền nhàn rỗi trên thị trường, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng gửi tiết kiệm. Một lý do khác là nền kinh tế hiện khởi sắc nên các ngân hàng cũng cần chuẩn bị nguồn vốn để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào thời điểm cuối năm.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn