Năm Bảy Bảy: Kinh doanh lao dốc, tiến độ dự án hơn 2.700 tỷ đồng De Lagi ra sao?
Kinh doanh lao dốc
Theo giải trình kết quả hoạt động kinh doanh tại báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ soát xét 6 tháng đầu năm 2024 biến động so với 6 tháng đầu năm 2023 của Công ty Cổ phần Năm Bảy Bảy (gọi tắt là: Năm Bảy Bảy; mã chứng khoán: NBB) cho thấy, doanh thu thuần chỉ đạt gần 42,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2023 âm 78%. Tương tự, lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ năm 2023 âm đến 47% khi chỉ đạt 235 triệu đồng.
Lý giải về nguyên nhân có sự giảm sút trong kinh doanh, Năm Bảy Bảy cho rằng, doa doanh thu và giá vốn hoạt động kinh doanh bất động sản giảm lần lượt 155,9 tỷ đồng và 56,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023…
Tính đến ngày 30/6/2024, Năm Bảy Bảy ghi nhân có tổng tài sản đạt hơn 7.719 tỷ đồng, tăng hơn 809 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt hơn 2.807 tỷ đồng, chiếm phần lớn là hàng tồn kho lên đến hơn 1.794 tỷ đồng, tăng hơn 216 tỷ đồng so với đầu năm. Cùng với các khoản phải thu ngắn hạn lên đến gần 925 tỷ đồng, trong đó phải thu về ngắn hạn từ dự án khu căn hộ cao tầng Diamond Riverside hơn140 tỷ đồng; Dự án khu căn hộ cao tầng City Gate Towers là gần 104 tỷ đồng; Dự án khu dân cư Sơn Tịnh hơn 38 tỷ đồng; Dự án khu biệt thự Đồi Thủy Sản hơn 18 tỷ đồng…
Đồng thời, khoản trả trước cho người bán trong ngắn hạn ghi nhận hơn 346 tỷ đồng, gồm: Phải trả trước cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Nhịp cầu Địa ốc 193 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Xây dựng Dân dụng E&C hơn 40 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, đối với khoản phải thu về cho vay ngắn hạn ghi nhận hơn 319 tỷ đồng, gồm: Phải thu về từ Công ty Cổ phần Xây dựng Dân dụng E&C hơn 2,3 tỷ đồng. Theo lý giải đây là khoản hỗ trợ vốn cho Công ty E&C với lãi suất 12%/năm và không có tài sản đảm bảo, và sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 30/6/2025.
Đối với tài sản dài hạn ghi nhận con số hơn 4.911 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu dài hạn chiếm đến hơn 2.655 tỷ đồng, theo đó phải thu về cho vay dài hạn với Công ty TNHH MTV Bắc Thủ Thiêm là hơn 619 tỷ đồng. Đây là khoản phải thu theo hợp đồng hợp tác đầu tư số 05/204/HĐHT-NBB ngày 27/3/2024. Thời hạn hợp 36 tháng, kết thục vào 28/3/2027. Công ty được phân chia lợi nhuận cố định 14%/năm và thanh toán vào ngày đáo hạn.
Đối với khoản phải thu dài dạn góp vốn hợp tác kinh doanh hơn 2.000 tỷ đồng, theo lý giải đây là khoản vốn góp hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII), cụ thể:
Khoản vốn và lợi nhuận được chia với giá trị là 1.150 tỷ đồng và hơn 26,4 tỷ đồng để hợp tác phát triển một dự án bất động sản do CII đang sở hữu. Trong suốt thời gian hợp tác, CII là bên nắm quyền khai thác và vận hành dự án. Công ty được phân chia lợi ích theo thỏa thuận hợp đồng. Tổng số dư phải thu theo hợp đồng tại ngày 30/6/2024 là hơn 1.176 tỷ đồng.
Cùng với, khoản tiền đã thanh toán và lợi nhuận được phân chia với giá trị lần lượt là hơn 857 tỷ đồng và hơn 34,6 tỷ đồng, liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng khoản khoản tiền được phan chia trong tương lai từ dự án Xa lộ Hà Nội cho giai đoạn kể từ ngày 1/7/2023 đến hết 30/9/2032. Theo hợp đồng, Côngt y sẽ hưởng các khoản phân chia trong tương lai từ dự án hoặc theo giá trị tối thiểu đã thỏa thuận giữa hai bên tại từng thời điểm. Tổng số dư phải thu theo hợp đồng này tại 30/6/2024 là hơn 892 tỷ đồng.
Theo đó, Năm Bảy Bảy đang có đến hơn 73 tỷ đồng tiền nợ xấu nhưng giá trị có thể thu hồi chỉ hơn 3,3 tỷ đồng. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 10 tỷ đồng, phải trả trước cho người bán ngắn hạn là hơn 26,5 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn khác hơn 37 tỷ đồng.
Dự án hơn 2.700 tỷ đồng vẫn đang đền bù, giải phóng mặt bằng
Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ soát xét 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, nợ phải trả của Năm Bảy bảy tính đến ngày 30/6/2024 ghi nhận hơn 5.901 tỷ đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ đạt hơn 1.817 tỷ đồng, theo đó hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hơn 3,2 lần.
Mặt khác, Năm Bảy Bảy ghi nhận hàng tồn kho lên đến hơn 1.794 tỷ đồng, tăng 216 tỷ đồng, chủ yếu chôn vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư De Lagi hơn 1.038 tỷ đồng, dự án Khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi hơn 611 tỷ đồng và chi phí dở dang của các dự án khác là hơn 71 tỷ đồng.
Theo lý giải của Năm Bảy Bảy thì dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư De Lagi tại Thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận với mục tiêu kinh doanh khu nghỉ dưỡng cao cấp đáp ứng nhu cầu du lịch, giải trí và lưu trú của du khách, đầu tư khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu tái định cư và nhu cầu lưu trú của cán bộ công nhân viên khu du lịch. Dự án De Lagi được cấp giấy Chứng nhận đầu tư lần đầu số 48121000413 ngày 04/8/2009. Tổng diện tích đất quy hoạch là 124,53 ha, tổng vốn đầu tư dự án là 2.725,7 tỷ đồng.
Đến thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ này, dự án đang tiếp tục công tác đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, Công ty đã được UBND tỉnh Bình Thuận bàn giao 67,45 ha và đang tiến hành thi công hạ tầng trên phần đất này. Công ty đã thể chấp quyền phải thu và lợi ích từ dự án để đảm bảo cho khoản tiền vay tại ngân hàng.
Cụ thể, khoản vay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 11 hơn 894 tỷ đồng với kỳ hạn 180 tháng, đáo hạn vào ngày 16 tháng 6 năm 2038. Lãi suất trong kỳ giao động trong khoản từ 9,5%/năm đến 10,5%/năm. Mục đích vay để bù đắp nguồn vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CII. Tài sản đảm bảo là toàn bộ quyền khai thác, quản lý và lợi ích từ dự án De Lagi, Bình Thuận và một dự án bất động sản do Công ty CII sở hữu.
Dù Năm Bảy Bảy đã đem toàn bộ quyền khai thác, quản lý và lợi ích từ dự án De Lagi, Bình Thuận làm tài sản đảm bảo để vay hơn 894 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 11, thế nhưng dự án này vẫn rao bán và đã bị Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận nêu tên trong danh sách 33 dự án bị yêu cầu ngừng rao bán, chuyển nhượng.
Xem thêm tại taichinhdoanhnghiep.net.vn