NĐT cá nhân đảo chiều bán ròng gần 1.400 tỷ đồng trong tháng 1, mã nào là tâm điểm?
VN-Index đóng cửa tháng 1 tại 1.164,31 điểm, tăng 34,38 điểm tương đương 3,04% so với cuối năm 2023. Như vậy, VN-Index có tháng tăng thứ 3 liên tiếp.
Thanh khoản trên toàn thị trường cải thiện với giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 16.881 tỷ đồng, tăng 7,6% so với mức bình quân tháng 12.
Dòng tiền gia tăng vào nhóm vốn hóa lớn với tỷ trọng phân bổ ở nhóm VN30 tăng lên trong tháng 1/2024. Ngược lại, tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở nhóm vốn hóa vừa và gần như không đổi ở nhóm vốn hóa nhỏ.
Thống kê giao dịch theo nhóm nhà đầu tư, khối ngoại đã chuyển sang mua ròng từ giữa tháng 1 sau nhiều tháng bán ròng, mặc dù chỉ với giá trị nhỏ khoảng 185 tỷ đồng.
Các tổ chức trong nước (bao gồm khối tự doanh) tiếp tục mua ròng tháng thứ tư liên tiếp với giá trị hơn 1.200 tỷ đồng. Ở chiều bán, các cá nhân trong nước chuyển sang bán ròng gần 1.398 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 1.343 tỷ đồng.
Theo thống kê của FiinTrade, giao dịch bán ròng của NĐT cá nhân diễn ra tại 9/18 nhóm ngành. NĐT cá nhân bán ròng mạnh nhất cổ phiếu ngân hàng với quy mô 3.054 tỷ đồng, sau khi rót ròng mạnh nhất vào nhóm này trong tháng trước đó.
Cổ phiếu ngành thép cũng nằm trong Top rút ròng với giá trị 1.349 tỷ đồng. Áp lực bán đến từ NĐT cá nhân cũng được chứng kiến ở các ngành dịch vụ tài chính (454 tỷ đồng), bán lẻ (282 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (134 tỷ đồng), xây dựng & vật liệu (102 tỷ đồng), …
Chiều ngược lại, cổ phiếu thực phẩm & đồ uống được mua ròng 1.720 tỷ đồng, là giá trị lớn nhất trong tháng. Theo sau, dòng tiền cá nhân cũng mua ròng các đại diện thuộc nhóm bất động sản (1.270 tỷ đồng), cùng với hóa chất, điện, nước & xăng dầu khí đốt, hàng & dịch vụ công nghiệp, … với giá trị thấp hơn.
Thống kê giao dịch theo từng cổ phiếu, hoạt động bán ròng tập trung mạnh nhất ở HPG với 1.217 tỷ đồng. Giao dịch của các cá nhân trong nước chủ yếu đối ứng với lực mua của NĐT nước ngoài.
Song song đó, STB cũng bị bán ròng với giá trị 1.033 tỷ đồng. Cùng chiều, nhiều cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán cũng nằm trong danh mục rút vốn là VCB (816 tỷ đồng), VPB (509 tỷ đồng), HDB (420 tỷ đồng), CTG (415 tỷ đồng), VIX (339 tỷ đồng), OCB (316 tỷ đồng), ….
Danh mục thoái vốn của cá nhân nội còn có sự góp mặt của các cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng, bán lẻ, … như VCG (662 tỷ đồng), MWG (644 tỷ đồng).
Ở phía đối diện, cổ phiếu VRE của Công ty cổ phần Vinhomes ghi nhận giá trị vào ròng gần 804 tỷ đồng. Giao dịch của NĐT cá nhân giữ vai trò chủ đạo cân lệnh bán ra cổ phiếu VRE từ khối ngoại.
Cùng thuộc “họ Vin”, VHM và VIC cũng được gom ròng với giá trị 375 tỷ và 187 tỷ đồng. Theo sau, dòng tiền các cá nhân cũng tìm đến VNM (763 tỷ đồng), ACB (491 tỷ đồng), MSN (382 tỷ đồng), SAB (332 tỷ đồng), DGC (313 tỷ đồng), HDG (312 tỷ đồng), CII (296 tỷ đồng), …
Xem thêm tại vietnambiz.vn