Khách hàng giao dịch tại Eximbank Sài Gòn. (Ảnh: Eximbank) |
Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng, thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích lập các quỹ, theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của ngân hàng thông qua.
Ngoài ra, vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD.
Phía Eximbank cho biết, việc được ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh minh bạch, quản trị rủi ro hiệu quả và sự hỗ trợ mạnh mẽ mà ngân hàng dành cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Hạn mức mới của ADB không chỉ giúp Eximbank mở rộng nguồn lực tài chính mà còn củng cố vị thế của ngân hàng trong lĩnh vực tài trợ thương mại.
Đối với hoạt động kinh doanh, kết thúc quý III/2024, tổng tài sản của Eximbank đã tăng 11% so với đầu năm, đạt mức tăng trưởng 16,9% (so với cùng kỳ năm 2023). Tổng huy động vốn tăng 9,1% so với đầu năm, tăng trưởng 12,2%.
Trong khi đó, Eximbank có dư nợ cho vay tăng 15,1% so với đầu năm, tăng trưởng 18,9%. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2024 tăng 39%.
Tỷ lệ an toàn vốn CAR của Eximbank luôn duy trì ở mức 12 - 14%, vượt xa ngưỡng quy định 8% của Ngân hàng Nhà nước. |