Nguồn nước cho dự án sân bay lớn nhất Việt Nam tiên phong 'khơi thông', 'rộng cửa' cho dự án về đích

Nguồn nước đã được "khơi thông"

Nguồn nước sạch, giao thông kết nối, điện là những hạ tầng cần hoàn thành trước khi sân bay đi vào hoạt động vì nó sẽ phục vụ cho quá trình thi công, hoạt động của sân bay sau này.

Chính vì thế, dự án Tuyến ống cấp nước cho sân bay Long Thành được xem là dự án cần được ưu tiên trên nhất, phải hoàn thành trong năm 2024.

Theo Trưởng ban Quản lý dự án CTCP Cấp nước Đồng Nai - ông Lê Thành Trung cho hay Dự án Tuyến ống cấp nước cho sân bay Long Thành đã được công ty chuẩn bị từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, tháng 6/2022, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP mới có văn bản chấp thuận hướng tuyến đường ống, vị trí đầu nối và lưu lượng nước cấp cho sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Dự án Tuyến cấp nước cho Sân bay Long Thành đang được triển khai gấp rút. Ảnh: Báo Đồng Nai

Dự án Tuyến cấp nước cho Sân bay Long Thành đang được triển khai gấp rút. Ảnh: Báo Đồng Nai

Phía công ty đã thực hiện các thủ tục và được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đồng ý việc triển khai dự án trong phạm vi kết cấu bảo vệ Dự án Đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; huyện Long Thành đã đồng ý thỏa thuận hướng tuyến và vị trí lắp đặt tuyến ống cấp nước HDPE OD560 trên địa bàn xã Long An.

Hà Nội sắp có cầu vượt sông Hồng nằm giữa hai cây cầu nghìn tỷ, nối thẳng đến 'đại đô thị' của Vinhomes

Dự án Thi công xây lắp tuyến ống cấp nước cho sân bay Long Thành đã chính thức được khởi công vào đầu tháng 5/2024; đây là dự án thuộc nhóm C, loại công trình hạ tầng kỹ thuật cấp II, có chiều dài hơn 5,6km và tổng mức đầu tư gần 46 tỷ đồng. Hiện dự án đã thi công được khoảng 90% khối lượng, đường ống cấp nước đã đến ranh sân bay.

Phối cảnh sân bay Long Thành trong tương lai. Ảnh: Internet

Phối cảnh sân bay Long Thành trong tương lai. Ảnh: Internet

Theo nhà thầu thi công dự án, nếu như không vướng mặt bằng ở vị trí vòng xoay giao nhau của tuyến đường T1, T2 với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thì dự án đã về đích từ cuối tuần trước. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan về mặt bằng cũng như thời tiết mà dự án đã chậm tiến độ hơn so với dự kiến.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tiến độ của dự án này là sự phối hợp của chính quyền địa phương cũng như chủ đầu tư của dự án, thúc đẩy đưa tiến độ sân bay Long Thành về đúng kế hoạch vào năm 2026.

Hoàn thiện mạng lưới và nguồn cấp nước

Sau khi dự án trên hoàn thành, hứa hẹn cung cấp cho sân bay Long Thành 10.000m3 nước/ngày trong giai đoạn 1. Tùy theo công suất sử dụng của công trình mà CTCP cấp nước Đồng Nai sẽ nâng dần công suất lên 36.000m3/ngày.

Nguồn nước thô sẽ được lấy từ sông Đồng Nai sau đó được xử lý tại Nhà máy nước Thiện Tân, qua hệ thống đường ống gang D800. CTCP Cấp nước Đồng Nai sẽ tiến hành làm hạ tầng cấp nước đến ranh sân bay, hiện còn khoảng 40m băng qua đường gom Dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cần phải thi công rồi mới lắp đặt được đường ống nước, do đó tiến độ hoàn thành dự án phụ thuộc nhiều vào tiến độ thi công dự án giao thông.

Bộ GTVT đang đề xuất các phương án kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành. Ảnh: Internet

Bộ GTVT đang đề xuất các phương án kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành. Ảnh: Internet

Đơn vị thi công đã có văn bản gửi Ban Quản Lý dự án 85 hỗ trợ thi công trước đoạn đường này nhằm hoàn thành Dự án Tuyến ống cấp nước cho sân bay Long Thành.

Ngoài ra, về mạng lưới đường ống, đơn vị thi công sẽ tiếp tục mở rộng các tuyến ống truyền tải và phân phối theo kế hoạch phát triển vùng cấp nước. Theo đó, đối với các ông chính dọc trục đường chính, công ty sẽ đầu tư toàn bộ, riêng tuyến ống nhánh công ty sẽ hỗ trợ đầu tư một phần, còn lại kêu gọi xã hội hóa.

Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành có quy mô 5.000ha và được triển khai trên địa bàn huyện Long Thành (Đồng Nai) với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng với 3 giai đoạn.

Hiện giai đoạn 1 của dự án đang được triển khai với công suất ước tính đến năm 2030 sẽ đạt 25 triệu khách/năm, các gói thầu cũng được đẩy nhanh tiến độ nhằm dự kiến đưa sân bay này vào khai thác cuối năm 2025.

Theo như kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2026.

Giai đoạn 2 của dự án, sân bay được xây thêm một đường cất cánh cấu hình mở và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm.

Trong giai đoạn 3, dự án sẽ hoàn thành các hạng mục còn lại để sân bay đạt công suất 100 triệu khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai, hướng đến trở thành một trong những cảng hàng không trung chuyển sôi động của khu vực.

Mới đây, Bộ GTVT đang lấy ý kiến 5 phương án kết nối giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, trong đó bao gồm 2 phương án đường bộ và 3 hướng tuyến đường sắt.

Việc kết nối hai sân bay nói trên sẽ ưu tiên bố trí tuyến buýt trực tiếp, các tuyến buýt có điểm đầu, điểm cuối tại hai cảng, không dừng trên đường nhằm đảm bảo thời gian di chuyển nhanh nhất.

Dự án sân bay lớn nhất Việt Nam tìm đơn vị triển khai 4 gói thầu cuối giai đoạn 1, đẩy nhanh tiến độ 'về đích

Xem thêm tại nguoiquansat.vn