Những cổ phiếu tăng mạnh bất chấp VN-Index giảm 33 điểm, một mã phân bón gây chú ý

Kết phiên giao dịch ngày 11/3, VN-Index giảm thêm gần 12 điểm về mốc 1.235,5. Dù có phần lớn thời gian giao dịch trên mức tham chiếu, tuy nhiên áp lực bán xuất hiện và nhanh chóng lan rộng sau 13h45 đã khiến thị trường chuyển đỏ.

Những cổ phiếu tăng mạnh bất chấp VN-Index giảm 33 điểm, một mã phân bón gây chú ý
Diễn biến nổi bật trên sàn HoSE phiên 11/3

Đóng cửa, 2 sàn niêm yết có 516 mã giảm giá so với 162 mã tăng. Rổ VN30 gây sức ép lớn với 25 mã giảm trong đó có tới 21 mã giảm trên 1% (tiêu biểu như CTG, VCB, BID, HPG, MBB, MWG, VRE...); chỉ số VN30-Index giảm tới 15 điểm.

Phiên này, thanh khoản toàn thị trường giảm còn 26.600 tỷ đồng; khớp lệnh ở nhóm VN30 tiếp tục duy trì mức cao với gần 9.900 tỷ đồng.

Sau pha "đánh úp" đã được báo trước ngày 8/3 (VN-Index giảm 21,1 điểm, vốn hóa sàn HoSE "bốc hơi" hơn 67.500 tỷ đồng), thị trường chứng khoán tiếp tục chìm sâu dưới mốc 1.250 điểm.

Chinh phục bất thành ngưỡng kháng cự 1.280 điểm (vùng đỉnh 17 tháng), VN-Index đã đánh rơi 33 điểm chỉ trong 2 phiên trở lại đây. Vị thế của dòng tiền lớn suy yếu khi nhóm này bắt đầu các động thái chốt lời cổ phiếu sau nhịp tăng hơn 240 điểm của VN-Index hơn 4 tháng qua.

Những cổ phiếu tăng mạnh bất chấp VN-Index giảm 33 điểm, một mã phân bón gây chú ý
VN-Index tiếp tục mất mốc 1.250 điểm

Như đã thông tin, vùng giá 1.234 điểm (MA20) sẽ là mức hỗ trợ gần nhất của chỉ số trong tuần giao dịch 11-15/3. VN-Index sẽ bảo toàn xu hướng tăng nếu giữ được ngưỡng hỗ trợ quan trọng này.

>> Loạt cổ phiếu ngân hàng xuất hiện tín hiệu bán ngắn hạn

Trở lại với diễn biến thị trường phiên 11/3, bất chấp động thái xả bán trên diện rộng ở các nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, sắt thép, khai khoáng... một số cổ phiếu midcap/largecap vẫn thể hiện sức mạnh tăng giá vượt trội so với thị trường chung.

Có thể kể đến CTR (tăng trần lên 112.500 đồng/cp, +63% sau hơn 4 tháng); cổ phiếu FRT (+5,8% lên mức đỉnh mới 154.500 đồng/cp, tăng 60% từ giữa tháng 1); IDI (+4,8% lên mức 13.000 đồng/cp, tăng 17% trong 1 tháng trở lại đây); BFC (+6,1% lên mức 31.100 đồng/cp - cao nhất 23 tháng; +16% chỉ sau 1 tuần).

Hay như cổ phiếu PHR tăng 4,6% lên 58.800 đồng/cp; khớp lệnh đến cuối phiên đạt 1,83 triệu đơn vị - cao nhất kể từ tháng 8/2022. 5 tuần trở lại đây, cổ phiếu ngành cao su này đã tăng 22% giá trị).

Những cổ phiếu tăng mạnh bất chấp VN-Index giảm 33 điểm, một mã phân bón gây chú ý
Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE phiên 11/3/2024

Một số khác có thể kể đến DBC (+4,1%), FTS (+2,7%), MCH (+1,4%)...

Điểm chung của những cổ phiếu này đều đến từ vị thế giao dịch mua của các dòng tiền cá mập, đẩy thanh khoản và giá cổ phiếu lên cao; xu hướng tăng giá của các mã này đã được duy trì từ 2-4 tháng.

>> Tiền lớn vào nhóm Masan: Cổ phiếu MSN bứt mạnh 21%, MCH lập chuỗi tăng kỷ lục

Xem thêm tại nguoiquansat.vn