Những phát biểu ấn tượng tại hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024"
TS Võ Trí Thành nhận định, kinh tế thế giới khó khăn vẫn còn, vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng trung bình trong nhiều năm qua mặc dù dự báo đã có thay đổi nhưng vấn thấp hơn. Trong đó, vẫn có 2 điểm tốt.
Thứ nhất, nguy cơ suy thoái của các đối tác thương mại tài chính đầu tư lớn nhất của Việt Nam thấp, thậm chí có nơi còn thấp hơn, lạm phát giảm nhanh nên áp lực lên chính sách tiền tệ sẽ giảm. Bên cạnh đó, xu thế đang rất mạnh mẽ, số, xanh, công nghệ, và Việt Nam là người đc hưởng lợi lớn nhất vì sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn đầu đang chuyển dịch, và với các nhà đầu tư đều thuộc nhóm lớn của Việt Nam, đây là điều chưa từng có.
Giai đoạn khó khăn nhất, thời trước đây, vô cùng khó khăn, lãi suất, tỷ giá sang chấn TTCK,... giai đoạn này đã qua mặc dù nợ xấu còn đó nhưng thanh khoản đã tốt trở lại.
Vấn đề nằm ở BĐS, nỗ lực lớn nhưng chưa hồi phục. Tiêu dùng có vẻ chững lại, đầu tư tư nhân, vay tín dụng còn có dấu hiệu quan ngại.
Do đó, trong cái khó vẫn có điểm sáng, và điểm khó đã bớt khó.
Theo ông Cấn Văn Lực, chúng ta cần quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh về vướng mắc vốn, đất đai, khoa học công nghệ. Đặc biệt cần tổng kết về luật, hay câu chuyện về thị trường vốn, hệ thống NH cơ cấu lại nhanh hơn, tốt hơn và đẩy mạnh huy động vốn doanh nghiệp như trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt cần gỡ khó cho bất động sản.
Ông Trung cho biết, trong quý 1 năm 2024, gần 500 triệu USD và gần 5.000 tỷ đồng vốn FDI đã chảy vào Thái Nguyên.
Tỉnh đã vận dụng 8 lợi thế để thu hút FDI. Cùng với đó, Thái Nguyên cam kết hạ tầng phát triển đồng bộ. Ông chia sẻ, tỉnh sắp tới sẽ trao chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư hạ tầng gần 5.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, Thái Nguyên có hệ thống cam kết với trường đại học, với sở lao động địa phương để cung cấp lao động có chất lương. Tính đến nay, Thái Nguyên có gần 12.000 lao động, tạo việc làm cho gần 6.000 lao động. Đáng chú ý, Thái Nguyên có lao động có trình độ đại học gần 70%.
Từ những điều này, Thái Nguyên cam kết đồng hành với nhà đầu tư, tổ chức xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư tại chỗ, giải quyết khó khăn về hành chính, thủ tục tại chỗ, từ đó FDI tăng lên liên tục.
Theo ông Long, lũy kế đến hiện tại có đến hơn 49.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt nam. Với nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia, nền tảng kinh tế chính trị xã hội ổn định, lao động có trình độ năng lực thì dự kiến vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Với những con số ấn tượng trên cho thấy, các ngân hàng hàng Việt sẽ có nhiều cơ hội hơn để đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các DN FDI. Hiện nay các Ngân hàng Việt cũng đã đầu tư nguồn lực, công nghệ cũng như các chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các DN FDI tại Việt Nam.
Đặc biệt nhóm doanh nghiệp FDI quy mô vừa có doanh thu từ 50 triệu USD hàng năm trở xuống có địa bàn hoạt động trải dài nhiều tỉnh thành sẽ rất phù hợp khi có mối quan hệ hợp tác với ngân hàng Việt.
Trong 3-4 năm gần đây, ACB đã tập trung vào nhóm khách hàng này, chuẩn bị hạ tầng để phục vụ. Vì đây là nhóm khách hàng theo phân tích sẽ chiếm tỷ trọng 65-70% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như đóng góp vào GDP khoảng 20%.
Một trong những trọng tâm những trọng tâm của nền kinh tế số là thương mại điện tử (TMĐT) đang có đà tăng trưởng trên 25% trong 5 năm qua và sẽ tăng trưởng trên 20% trong 5 năm tới. TMĐT đi kèm với đó việc logistics phục vụ cho mảng này cũng phát triển.
Nhiều nước trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển của mo hình chuyển phát out of home (PUDO). Đây là người bán có thể đến tại điểm giao hàng và người người mua có thể đến một điểm tiện lợi để lấy hàng. Đơn vị chuyển phát cũng không phải đến một nơi nhiều lần để giao hàng.
Mô hình này đã giúp tỷ lệ giao hàng thành công cao hơn, linh hoạt thời gian giao hơn và đặc biệt tối ưu chi phí cho khách hàng và người bán hơn.
Ở Việt Nam, PUDO vẫn còn sơ khai nhưng đang càng ngày phát triển. Theo khảo sát hơn 2.000 tại hơn 60 tỉnh thành của EY, 60% khách hàng rất cởi mở với PUDO, trên 50% số người được hỏi sẵn sang di chuyển dưới 500m để lấy hàng như vậy vì chi phí hợp lý.
Giám đốc toàn quốc Khối Quản lý và Tư vấn giải pháp thanh toán toàn cầu của HSBC Việt Nam nhận định nền kinh tế mở của Việt Nam là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Chính sách thu hút nhà đầu tư sao cho hoạt động hiệu quả là yếu tố rất quan trọng. Khi đầu tư thì họ quan tâm chi phí và chi phí lớn nhất là nhân lực thì Việt Nam có cạnh tranh hay không. Sự dịch chuyển đầu tư các ngành công nghệ cao, Việt Nam đã chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng hay chưa. Đó là những điều mà nhà đầu tư quan tâm.
Việt Nam có vị trí kề bên một nước láng giềng có nguồn lực lớn, đó cũng là vị trí rất tốt cho nhà đầu tư quan tâm tới. Nhà đầu tư cũng sẽ quan tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam đã sẵn sàng hay chưa, đặc biệt là trong sản xuất.
Được hỏi về cơ hội cho ngành xây dựng năm 2024, ông Bolat Duisenov trả lời lợi thế của Việt Nam là giỏi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và nhiều cam kết ổn định. Dòng vốn FDI mang đến rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt.
Những gì họ lo lắng, nhức đầu để giải quyết sẽ đều là cơ hội cho chúng ta tăng giá trị của mình lên. Coteccons đã nhìn thấy cơ hội trong 3 năm tái cấu trúc. Công ty đã dịch chuyển trọng tâm trong chiến lược kinh doanh sang đón đầu làn sóng FDI. Doanh thu từ FDI của Coteccons đã tăng khoảng 50%. Nhìn vào bức tranh gần đây có những mảng xám nhưng không có vấn đề gì quá lớn, thị trường vẫn sẽ còn nhiều cơ hội lớn.
Ông Lã Giang Trung đánh giá thường khi nền kinh tế vĩ mô khó khăn các chính sách tài khóa, nới lỏng tiền tệ được đưa ra. Các chính sách hiện tại đang kích thích mạnh và là điều kiện tốt để chứng khoán phát triển. TTCK không phải năm nay mới tăng mà đã tăng từ năm ngoái.
Ông nhận định ngành hưởng lợi lớn nhất, có thể dẫn dắt thị trường là ngân hàng. Định giá của ngành này đang ở mức thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Ngoài ra, ngành bán lẻ cũng đang có định giá rất hấp dẫn.
Ông Trung cung cho rằng, hiện tại, VN-Index đang ở vùng định giá khá thấp, P/E dưới 15 lần, trong khi trước đó P/E toàn trên 20 lần. Lãi suất đang ở mức thấp nhất lịch sử, thấp hơn cả dịch Covid-19 và lãi suất còn tiếp tục đi xuống. Bên cạnh đó, các thị trường chứng khoán thế giới chứng khoán đều vượt đỉnh, VN-Index vẫn giậm chân tại chỗ. Thiên thời đang rất thuận lợi cho thị trường tăng trưởng. Năm nay là năm rất tốt để VN-Index quay lại gần đỉnh cũ, làm tiền đề cho đầu năm sau vượt đỉnh.
Ông Lê Anh Tuấn chia sẻ, từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Nếu từ tháng 3/2023 đã bán ròng hơn 38.000 tỷ đồng.
Đà bán ròng này đến từ vài nguyên nhân chính:
Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều sự lựa chọn. Với khẩu vị đầu tư vào những công nghệ mới, Việt Nam gần như không có. Nguồn vốn lớn của nhà đầu tư nước ngoài chảy từ Trung Quốc sang Ấn độ, Nhật.
Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài lo ngại một số vấn đề của Việt Nam không như kỳ vọng. Trong 2 tháng gần đây, rõ ràng có sự quan tâm nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Việt Nam vẫn nằm trong những nước nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Nếu chính thức được MSCI nâng hạng, khả năng rất cao dòng vốn ngoại sẽ quay lại mạnh mẽ. Mặt khác, trên thị trường ETF tỷ trọng nhỏ, phần lớn các quỹ chủ động và đây mới là dòng tiền lớn vào thị trường Việt Nam.
Theo bà Dương Thùy Dung, vai trò của FDI rất quan trọng, thực tế thị trường có nhiều thách thức thì các nhà đầu tư phát triển nội địa trú trọng vào cách thức truyền thống nhất là MMA. Hiện nay, về mua đất dự án, có thể là nhà ở, công nghiệp, thương mại, nhà đầu tư rất muốn các sản phẩm có sẵn nhưng rất khó tại thị trường việt nam do vướng mắc về pháp lý nên họ chọn mua đất dự án.
Thực tế, BĐS công nghiệp là điểm sáng nhất trong thị trường BĐS. BĐS công nghiệp dư địa còn nên tỷ lệ thành công lên tới 50%.
Theo ông Vũ, Trước đại dịch Covid-19, nhà đầu tư mua BĐS đa phần là nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp mua để cho thuê. Trong giai đoạn đó, ngân hàng hỗ trợ cho vay, khi BĐS có lời thì tầng tầng lớp lớp lao vào. Giá BĐS tăng hết, từ miền núi đến hải đảo chỗ nào cũng tăng.
Lúc đó, ý trời xảy ra, Covid-19 nổi lên, ngoài ra việc thắt chặt cho vay với BĐS khiến thị trường đi xuống. Họ bắt đầu mất niềm tin. Đầu tư vào BĐS đi xuống vì khi mất niềm tin thì lấy lại rất khó. Đây có thể là một quy luật hoặc chu kỳ mới bắt đầu.
Ông cũng bày tỏ có niềm tin với chu kỳ mới của nền kinh tế, thị trường BĐS vẫn là kênh đầu tư tốt. Chúng ta phải có sự quản lý, định hướng, bền vững, mang đến lợi ích cho nhiều người.
Xem thêm tại cafef.vn