Trong phiên giao dịch sáng, VN-Index giằng co quanh tham chiếu với biên độ chỉ khoảng 10 điểm. Nửa đầu phiên, với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng, VN-Index thử sức chinh phục lại mốc điểm tâm lý 1.290 điểm đã bị thất bại trong phiên hôm qua. Tuy nhiên, khi chưa kịp tới ngưỡng này, lực bán mạnh ở các nhóm ngành khác đã khiến VN-Index quay đầu giảm và chỉ bị chặn lại khi chạm ngưỡng hỗ trợ đường MA20. Dù nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ nhóm ngân hàng, nhưng VN-Index cũng không thể có được sắc xanh khi chốt phiên sáng.
Bước vào phiên chiều, dòng tiền một lần nữa tìm tới nhóm ngân hàng, thậm chí mạnh hơn phiên sáng, kéo MBB lên mức kịch trần 25.150 đồng, TCB cũng lên sát trần, sau đó lan tỏa ra các mã/nhóm ngành khác, kéo VN-Index lên ngưỡng 1.290 điểm. Tuy nhiên, ngay khi chỉ số vượt qua ngưỡng cản tâm lý này, lực bán đã chực chờ sẵn và được tung ồ ạt vào thị trường, đẩy VN-Index lao thẳng đứng xuyên qua ngưỡng hỗ trợ MA20 và MA50 (1.273), thủng luôn ngưỡng MA100 (1.260).
Trong đó, lực bán mạnh nhất ở nhóm bất động sản, khiến hàng loạt mã lao thẳng về mức sàn như DIG, SJS, AGG, QCG, NHA, IJC, trong đó SJS phiên sáng còn tăng khá mạnh. Cùng với đó, hàng loạt mã khác cũng ngấp nghé mức sàn như PDR, HQC, EVG, VPH, SGR, ITA, DXS…
Không quá tiêu cực như nhóm bất động sản, nhưng nhóm chứng khoán cũng không còn một sắc xanh nào, thay vào đó tất cả là sắc đỏ với đà giảm nới rộng hơn nhiều so với phiên sáng.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với nhóm cổ phiếu thép, thậm chí nhóm này cũng có mã bị đẩy xuống kịch sàn (SMC); hay nhóm phân bón, điện, cao su, bảo hiểm… khi các nhóm này đều giảm mạnh và xuất hiện những sắc xanh mắt mèo.
Trong bối cảnh lực bán ra ồ ạt, thị trường cũng tìm được ngưỡng hỗ trợ ở ngưỡng MA100 giúp chặn đà rơi. Phiên kéo xả chiều nay cũng giúp thị trường có phiên giao dịch sôi động với thanh khoản cao nhất gần 2 tháng (kể từ phiên 24/5).
Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 12,52 điểm (-0,98%) xuống 1.268,66 điểm với 109 mã tăng,, trong khi có tới 369 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.225,4 triệu đơn vị, giá trị 29.327 tỷ đồng, tăng 79% về khối lượng và cả về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 51,4 triệu đơn vị, giá trị 1.209,9 tỷ đồng.
Nhóm VN30 tiếp tục mất đi 5 sắc xanh, chỉ còn 9 mã giảm, trong khi có thêm 2 sắc đỏ với 17 mã giảm và 4 mã đứng tham chiếu. Trong đó, 9 sắc xanh này toàn là các mã ngân hàng với TCB và MBB là 2 mã tăng mạnh nhất 4,41% lên 23.700 đồng, khớp 27,35 triệu đơn vị và 4,03% lên 24.500 đồng, khớp 72,36 triệu đơn vị. Đây là 2 mã được kéo tăng rất mạnh đầu phiên chiều khi MBB đã chạm mức trần, còn TCB cũng ngấp nghé mức này, nhưng lực bán sau đó đã khiến cả 2 hạ nhiệt.
Các mã còn lại ngoại trừ VCB chỉ tăng nhẹ 0,11% lên 88.000 đồng, còn lại đều tăng từ hơn 1,4% (VIB) đến hơn 1,8% (HDB), thanh khoản cũng từ gần 8 triệu đơn vị (BID) đến gần 29 triệu đơn vị (ACB). Bốn mã đứng tham chiếu cũng có 3 mã ngân hàng là SSB, TPB và VPB, cùng với VJC).
Ở chiều ngược lại, có 2 mã trong nhóm VN30 bị đẩy xuống mức kịch sàn là GVR (về 35.550 đồng, khớp 10,72 triệu đơn vị, còn dư bán sàn) và POW (về 13.900 đồng, khớp 31,98 triệu đơn vị). Cùng với đó, PLX giảm 4,46% xuống 45.000 đồng, khớp 3,84 triệu đơn vị. MSN và SAB giảm trên dưới 3%; VRE giảm hơn 2%; VHM, BCM và FPT giảm trên dưới 1,6%; VIC, MWG, HPG giảm trên dưới 1%; các mã còn lại giảm khiêm tốn hơn, trong đó có 1 mã ngân hàng SHB với mức giảm 0,42%.
Dù sắc đỏ chiếm ưu thế và có tới 2 mã giảm kịch sàn, nhưng với sự gánh vác của 9 mã ngân hàng, VN30-Index đóng cửa vẫn có sắc xanh nhạt với mức tăng 2,07 điểm (+0,16%), lên 1.305,37 điểm. Lưu ý rằng, ngày mai (18/7) làngày đáo hạn phái sinh và trong phiên hôm nay, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đóng cửa sát với thị trường cơ sở, trong đó 2 hợp đồng đáo hạn gần nhất đóng cửa tăng nhẹ, 2 hợp đồng dài hạn hơn đóng cửa giảm nhẹ. Riêng hợp đồng đáo hạn ngày mai là VN30F2407 tăng nhẹ 0,5 điểm (+0,04%), lên 1.303,2 điểm với 271.612 hợp đồng được chuyển nhượng, giá trị 35.518 tỷ đồng; khối lượng mở 44.064 hợp đồng.
Trong các nhóm dẫn dắt, nhóm ngân hàng ngoài 13 mã trong rổ VN30 đã liệt kê trên, còn có các mã tăng khá là NAB, OCB, LPB, MSB, trong đó NAB là mã tăng mạnh nhất, thậm chí là mạnh nhất nhóm với 5,88% lên 15.300 đồng; LPB và MSB tăng trên dưới 1,3%, OCB tăng nhẹ 0,35%. Ngoài ra, cùng với SHB, có EIB đóng cửa giảm 1,07% xuống 18.550 đồng.
Nhóm chứng khoán toàn bộ chìm trong sắc đỏ, với mã giảm mạnh nhất là FTS giảm 4,71% xuống 40.500 đồng; VND, APG, AGR, TVS và BSI giảm từ 3,45% đến 3,94%. Các mã giảm hơn 2% có VCI, HCM, TVB, CTS, ORS, trong khi 3 mã giảm khiêm tốn hơn là VIX giảm 1,78% xuống 16.600 đồng, VDS giảm 0,88% xuống 22.500 đồng và SSI giảm 0,73% xuống 34.150 đồng.
Về thanh khoản, MBB vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất, tiếp đến là SHB với 47,94 triệu đơn vị. DIG tiếp theo với 35,5 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức sàn 24.500 đồng, VPB, POW, ACB, TCB, HPG và STB là các mã tiếp theo với thanh khoản từ trên 25 triệu đơn vị đến gần 35 triệu đơn vị.
TCH hôm nay cũng bị nhà đầu tư đua nhau bán ra nên đóng cửa ở mức sàn 19.000 đồng, khớp 23,22 triệu đơn vị.
Sàn HNX cũng có diễn biến tương tự sàn HOSE, chỉ có điều là đầu phiên chiều không được kéo lên quá cao, nhưng khi VN-Index lao dốc cũng lao theo và chỉ hồi nhẹ cuối phiên.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 4,01 điểm (-1,64%), xuống 240,9 điểm với 33 mã tăng và 150 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 95,1 triệu đơn vị, giá trị 2.154,2 tỷ đồng, tăng 54,5% về khối lượng và 78,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,2 triệu đơn vị, giá trị 246,6 tỷ đồng.
Trong 19 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, chỉ có duy nhất VFS giữ được mức tham chiếu khi đóng cửa, còn lại đều giảm. Trong đó, có nhiều mã may mắn thoát được mức sàn như nhóm APEC (APS, API, IDJ), VGS, DTD, TIG. Trong khi đó, LAS không được may mắn như thế khi đóng cửa ở mức sàn 24.400 đồng, khớp 4,31 triệu đơn vị, đứng thứ 4 về thanh khoản.
Trong top 3 mã có thanh khoản tốt nhất SHS đã vượt qua CEO trở lại vị trí Top 1 với 11,66 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,72% xuống 17.100 đồng, CEO khớp 9,46 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,17% xuống 16.900 đồng, MBS khớp 7,24 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,58% xuống 34.300 đồng.
UPCoM có diễn biến khá tương đồng với 2 sàn niêm yết trong phiên chiều nay.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,98 điểm (-1,00%), xuống 97,27 điểm với 96 mã tăng và 206 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch 97,4 triệu đơn vị, giá trị 1.984,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 10 triệu đơn vị, giá trị 450 tỷ đồng.
Trong 6 mã có thanh khoản trên 4 triệu đơn vị hôm nay, chỉ có 2 mã ngân hàng là vẫn giữ được sắc xanh là BVB (+8,53% lên 14.000 đồng, khớp 9,71 triệu đơn vị) và ABB (+2,47%, lên 8.300 đồng, khớp 4,62 triệu đơn vị), còn lại đều giảm. Trong đó, BSR khớp lớn nhất với 17,21 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 5,04% xuống 22.600 đồng, VGT khớp 5,94 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 7,34% xuống 16.400 đồng, DDV khớp 4,56 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 7,91% xuống 19.800 đồng, OIL giảm 5,13% xuống 14.800 đồng, khớp 4,29 triệu đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, hôm nay cũng có phiên giao dịch sôi động với hơn 10 mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị và đa số đóng cửa tăng giá, chỉ có 3 mã giảm và 1 mã đứng giá. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là CMSN2313 do SSI phát hành với gần 6 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 16,67% xuống 400 đồng. Trong khi mã tăng mạnh nhất trong nhóm thanh khoản này là CSTB2327 do SSI phát hành tăng 50% lên 120 đồng, thanh khoản 2,94 triệu đơn vị.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hôm nay có 6,25 triệu đơn vị được giao dịch, giá trị 6.918 tỷ đồng. Trong đó, 2 mã RHG12102 và RHG12101 do Tập đoàn R&H phát hành có khối lượng giao dịch lớn nhất gần 1,25 triệu đơn vị, giá trị 125,93 tỷ đồng và hơn 1,05 triệu đơn vị, giá trị 107 tỷ đồng. Trong khi đó, về giá trị thì mã TMR12301 do Bất động sản TMT phát hành có giá trị giao dịch lớn nhất tới hơn 1.300 tỷ đồng, với khối lượng 10.150 đơn vị. Tiếp đến là mã HDB12407 do HDBank phát hành với 1.000 tỷ đồng, tương ứng 10.000 đơn vị.