Sacombank (STB) đang ‘mắc kẹt’ với khoản nợ xấu 5.800 lượng vàng SJC
Giá vàng trong nước và Thế giới đang “nhảy múa”, dao động quanh vùng đỉnh. Trên thị trường, giá vàng SJC hiện tại đang ở quanh mốc 76 triệu đồng/lượng.
Tính ra, giá vàng SJC hiện đang gấp đôi thời điểm chục năm trước, năm 2014. Nếu tính xa hơn, thời điểm năm 2008, 2009, thì giá vàng hiện tại đã gần gấp 3 lần.
Biến động giá vàng qua các năm |
Sacombank đang “mắc kẹt” với khoản nợ 5.800 lượng vàng
Giá vàng tăng mạnh cũng kéo theo những câu chuyện “dở khóc dở cười”. Mới đây khoản nợ của một khách hàng cá nhân là bà Doãn Thị Ngân tại ngân hàng Agribank được đưa ra rao bán. Đây là khoản nợ phát sinh từ 20 năm trước, tháng 4/2004, trong đó khoản vay là gần 2.150 chỉ vàng SJC.
Thời điểm vay giá khoảng 6,66 triệu đồng/chỉ. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là căn nhà/đất tại thành phố Thủ Đức, được cấp quyền sử dụng đất từ năm 2003.
Câu chuyện của Agribank và bà Doãn Thị Ngân không hiếm khi rất nhiều khoản “nợ xấu” bằng vàng chưa được trả trong bối cảnh giá vàng leo thang.
>> Một người dân vay hơn 2.100 chỉ vàng vào 20 năm trước, "núi nợ" dồn đến giờ ai gánh?
Hiện ngân hàng Sacombank (STB) cũng đang “dính” một khoản nợ xấu bằng vàng, khối lượng “khủng” hơn nhiều. Đây là khoản vay của một doanh nghiệp từ hơn chục năm trước - năm 2009.
Cụ thể, CTCP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (mã chứng khoán APT) công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Nội dung ghi nhận công ty còn khoản “vay ngắn hạn” có dư nợ đến 31/12/2022 tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín hơn 504 tỷ đồng.
Theo giải trình, trong số này có 2 hợp đồng do Thủy sản Sài Gòn vay, phát sinh đều từ năm 2009, trong đó một hợp đồng là khoản tiền 103 tỷ đồng; khoản vay này có lãi suất 12%/năm, quá hạn từ tháng 1/2010 mà công ty chưa có khả năng thanh toán.
Một khoản khác là 5.833 lượng vàng SJC, lãi suất 10,8%/năm, quá hạn vào tháng 1/2010 mà công ty chưa có khả năng thanh toán.
Tạm quy đổi theo thị giá thời điểm lập báo cáo, tổng dư nợ 2 khoản này là 504 tỷ đồng. Tháng 6/2022 Thủy sản Sài Gòn công bố thông tin công ty là bị đơn trong vụ án dân sự “tranh chấp hợp đồng tín dụng” với Sacombank.
>> Sacombank (STB) có thể thu về 19.000 tỷ đồng từ việc bán 32,5% vốn tại VAMC
Thủy sản Sài Gòn: Âm vốn chủ, lỗ lũy kế - Sacombank “có cửa” thu hồi nợ?
"Con nợ" của Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh bết bát, thua lỗ triền miên. 2 năm gần đây nhất 2021 và 2022 đều lỗ xấp xỉ 140 tỷ đồng. Năm 2020 trước đó lỗ nặng nhất hơn 200 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 5 năm gần đây Thủy hải sản Sài Gòn đã lỗ gần 600 tỷ đồng.
Kinh doanh thua lỗ, công ty đã lỗ lũy kế đến 1.218 tỷ đồng tính đến 31/12/2022; âm vốn chủ sở hữu 1.128 tỷ đồng.
Tổng tài sản đến cuối năm 2022 còn hơn 161 tỷ đồng, còn nợ phải trả gấp 8 lần tổng tài sản, lên 1.290 tỷ đồng. Các khoản nợ của công ty chủ yếu là khoản nợ bằng vàng và tiền mặt tại Sacombank.
Tháng 6/2022 công ty nhận được đơn khởi kiện liên quan nợ với Sacombank trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng này. Kết quả sự việc chưa được công bố.
>> Góc nhìn cổ phiếu Sacombank (STB) năm 2024 và câu chuyện 'tôi cũng muốn được chia cổ tức'
Xem thêm tại nguoiquansat.vn