Thanh khoản mất hút, dòng tiền cá nhân vẫn gom ròng gần 500 tỷ
Tuần này là một tuần đầy ắp những sự kiện có thể ảnh hưởng tới thị trường như ETF cơ cấu danh mục, phiên đáo hạn phái sinh vào thứ 5, cuộc họp cuối cùng của Fed... Dòng tiền có xu hướng chững lại ngồi chờ. Vn-Index đi ngang thể hiện sự giằng co trong suốt cả phiên giao dịch.
Chỉ số này có lúc rớt hơn 4 điểm giữa phiên chiều nhưng sau đó hồi phục tăng nhẹ 1,22 điểm về vùng giá 1.263 điểm. Độ rộng còn khá xấu đi với 214 mã giảm điểm trên 158 mã tăng trong đó ngân hàng đồng loạt điều chỉnh. Nhóm trụ ngân hàng hôm nay có VCB đi ngang trong khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác giảm gồm CTG, TCB, MBB, VPB. BID là cổ phiếu hiếm hoi giữ được mức tăng cùng với VIB, HDB và STB.
Trong khi đó, hai nhóm vốn hóa lớn khác gồm Bất động sản và Chứng khoán tăng nhẹ. Nhóm bất động sản có VHM dẫn dắt đà tăng 0,74%, các cổ phiếu bất động sản nhà ở khác cũng tăng theo như KDH, DXG, bất động sản khu công nghiệp đảo chiều rực rỡ như KBC, IDC, BCM, SIP gây ngỡ ngàng ngay từ đầu phiên khi có lúc tăng tới 4% nhưng kết phiên chỉ còn tăng 2,79%.
Nhóm chứng khoán rực rỡ như SSI tăng 1,16%; VCI tăng 1,17%; VIX dự báo được 2 ETF quy mô gần 20.000 tỷ đồng mua vào cổ phiếu nên tăng 2,99%; PHS bật tăng hết biên độ trong khi VND đảo chiều giảm 0,38%. Ngoài hai nhóm trên, các nhóm ngành khác cũng tăng nhẹ như Viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, thực phẩm đồ uống. Top cổ phiếu kéo điểm cho thị trường hôm nay gồm BID, HVN, VNM, VHM, FPT.
Thanh khoản ba sàn khớp lệnh chỉ còn 14.000 tỷ đồng. Mặc dù dòng tiền vào thị trường hôm nay rất kém nhưng đây là trạng thái mang tính thời điểm khi nhà đầu tư dừng lại chờ các sự kiện mới. VN-Index trong phiên có lúc để mất ngưỡng 1260 điểm nhưng sau đó vẫn phục hồi thành công, cho thấy khả năng mua đỡ vẫn đang cân bằng được với áp lực bán rất nhẹ.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 217.9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 151.8 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SSI, HDB, SIP, VIX, KDH, VCI, KBC, HAH, VDS, FRT.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, BID, DIG, MSN, CMG, VPB, PDR, MWG, E1VFVN30.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 489.4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 161.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 16/18 ngành, chủ yếu là ngành Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: HPG, BID, MSN, MWG, DIG, CMG, VPB, MBB, PLX, VRE.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 2/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Y tế. Top bán ròng có: SSI, HDB, VNM, VIX, KBC, VCI, FRT, VIB, VPI.
Tự doanh mua ròng 179.8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 158.5 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 6/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm GEE, VNM, TCB, E1VFVN30, DPM, VHM, NLG, CTR, CTG, EIB. Top bán ròng là nhóm Bán lẻ. Top cổ phiếu được bán ròng gồm PNJ, HPG, MWG, VPB, HDB, VIC, STB, FRT, PVT, MSN.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 464.4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 168.3 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp Top bán ròng có GEE, SIP, MBB, HAH, KDH, PLX, ACB, DCM, TPB, GVR. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có HPG, VIB, FUEVFVND, FRT, VTP, VCB, PVD, FPT, KBC, DIG.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 3.702,9 tỷ đồng, tăng +50,6% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 26,5% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cố phiếu EIB, với hơn 45,7 triệu đơn vị tương đương 895,3 tỷ đồng được sang tay giữa các NĐT cá nhân. Ngoài ra còn có giao dịch sang tay 13,5 triệu đơn vị cổ phiếu VPB (trị giá 270 tỷ đồng) giữa các Tổ chức trong nước.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (TCB, LPB, TPB, MSB, STB), nhóm vốn hóa lớn (FPT, VIC, VHM, HPG) và SIP.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Thực phẩm, Thiết bị điện, Vận tải thủy, Hàng không trong khi giảm ở Ngân hàng, Xây dựng, Thép, Hóa chất, Nuôi trồng nông & hải sản, Bán lẻ, Sản xuất và khai thác dầu khí.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML.
Xem thêm tại vneconomy.vn