Thị trường chưa có sự "đồng thuận" trước ngưỡng kháng cự VN-Index 1.300 điểm

Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư vẫn trong xu hướng phân hóa giữa các nhóm ngành. (Ảnh: Vietnam+)
Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư vẫn trong xu hướng phân hóa giữa các nhóm ngành. (Ảnh: Vietnam+)

Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự biến động mạnh. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng từ khối ngoại tiếp tục là một yếu tố đáng chú ý.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm 0,23% xuống còn 1.285,46 điểm. HNX-Index cũng giảm 0,93% xuống 229,21 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với đa số cổ phiếu giảm giá trên cả hai sàn HoSE và HNX.

Trên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh trong tuần qua với giá trị hơn 2.078 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó tập trung vào các mã như FPT (365,77 tỷ đồng), HDB (220,25 tỷ đồng), MSB (167,43 tỷ đồng) và KDC (155,18 tỷ đồng). Ngược lại, họ mua ròng đáng kể tại mã STB (215,88 tỷ đồng) và MSN (178 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại cũng bán ròng hơn 103 tỷ đồng, chủ yếu tại các mã SHS, PVS và IDC.

Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư vẫn trong xu hướng phân hóa giữa các nhóm ngành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cam kết về tiến độ, chất lượng của dự án; quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, không để công trình dự án nào gây thất thoát, lãng phí.

Ông Phan Tấn Nhật, Trưởng nhóm Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), cho biết Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa công bố số liệu kết quả sản xuất của 19 tập đoàn, tổng công ty (do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu). Tính đến hết tháng 9/2024, tổng doanh thu công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 971.593 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch năm và bằng 115% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 50.360 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch năm; và nộp ngân sách nhà nước ước đạt 62.904 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch năm và bằng 100% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo đó, nhóm ngân hàng trở thành điểm sáng trong tuần với sự tăng trưởng của các mã BID, VCB, STB, VIB và MBB. Thêm nữa, nhóm bất động sản cũng ghi nhận một số mã tăng điểm tốt, như VHM, QCG, DXG. Ngoài ra, nhóm thủy sản cũng khởi sắc với các mã VHC, ANV, FMC và MPC.

Trái lại, nhiều nhóm ngành khác không được sự hỗ trợ về thông tin đã có những diễn biến giao dịch khá tiêu cực. Trong đó, ngành công nghệ thông tin chứng kiến sự giảm điểm của các mã FPT, CMG và ELC. Nhóm thép cũng giao dịch trong sắc đỏ, tiêu biểu là các mã HPG, NKG và HSG. Trong xu hướng đó, các mã cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống cũng giảm điểm, bao gồm VNM, MSN, SAB và KDC.

Ông Phan Tấn Nhật phân tích sau tuần giao dịch phục hồi tăng điểm tốt ở vùng giá 1.265 điểm, VN-Index quay về biến động trong biên độ hẹp đồng thời chịu áp lực bán ở kháng cự mạnh 1.300 điểm. Tuy nhiên ngay sau đó, lực cầu đã phục hồi ở vùng hỗ trợ quanh 1.275 điểm của VN-Index. Điểm tích cực, khối lượng giao dịch có dấu hiệu tăng nhẹ so với tuần trước đó, tuy nhiên vẫn ở mức dưới mức trung bình đồng thời thể hiện thị trường phân hóa mạnh (trong giai đoạn đón nhận kết quả kinh doanh quý 3).

Trên cơ sở đó, ông Phan Tấn Nhật dự báo xu hướng ngắn hạn VN-Index tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.280 điểm (vùng giá trung bình 20 phiên). Song, chỉ số cũng đang đi đến giai đoạn cuối cùng trong kênh giá hẹp dưới vùng kháng cự mạnh 1.300 điểm (kéo dài từ đầu năm) và trên vùng hỗ trợ tương ứng đường xu hướng tăng trưởng nối các vùng giá thấp nhất tháng 8 và 9 đến nay.

Vì vậy, một trong hai tuần tới, VN-Index có thể sẽ thoát khỏi tình trạng tích lũy trong biên độ hẹp dần. Kịch bản tích cực, VN-Index duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn sẽ có thể kỳ vọng lên lại kháng cự 1.300 điểm. Tuy nhiên, ông Nhật lưu ý đây là vùng kháng cự rất mạnh (tương ứng đỉnh giá các tháng 6-8/2022 cũng như từ đầu năm đến nay. Do đó, VN-Index chỉ có thể vượt kháng cự mạnh này trong thời gian tới khi có sự đồng thuận tăng trưởng của các nhóm ngành.

Về xu hướng trung hạn, ông Phan Tấn Nhật lạc quan hơn và cho rằng VN-Index tiếp tục tăng trưởng trên vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, hướng đến vùng giá 1.300 điểm và có thể sẽ mở rộng lên 1.320 điểm. Bởi, đây là vùng kháng cự có tính chất cơ bản, thị trường chỉ có thể vượt qua các vùng kháng cự mạnh này khi có các yếu tố hỗ trợ vĩ mô tốt và kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết tăng trưởng vượt trội. Đồng thời, các yếu tố bất định như căng thẳng địa chính trị như cuộc chiến Nga-Ukraine, Trung Đông hạ nhiệt.

Theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), các tin tức nổi bật trên thị trường quốc tế được chú ý trong tuần qua, là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 17/10 cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay, đưa lãi suất cơ bản về 3,25%. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung euro đều yếu đi. Ngoài ra, giá vàng đã leo cao chưa từng thấy trong lịch sử khi tiến sát mốc 2.700 USD/oz, dù đồng USD đang duy trì xu hướng tăng giá. Thêm vào đó, những bất định xung quanh cuộc bầu cử sắp tới ở Mỹ, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và môi trường chính sách tiền tệ nới lỏng toàn cầu đang là những nhân tố hỗ trợ giá kim loại quý này.

Trong nước, nhóm phân tích của VCBS nhận định điều kiện kinh tế vĩ mô ghi nhận nhiều yếu tố thuận lợi, như Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất với nguồn cung ngoại tệ tích cực. VCBS kỳ vọng khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể mua USD nhằm bổ sung ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối. Theo đó, thanh khoản VND trên hệ thống ngân hàng thương mại có thể dồi dào hơn so với giai đoạn trước đây. Dựa trên kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục cắt giảm lãi suất cùng sức mạnh USD giảm dần đồng thời thị trường trong nước ghi nhận dòng ngoại tệ tích cực, VCBS đưa ra quan điểm tỷ giá có thể dần thu hẹp mức biến động. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho không gian điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước.

Song, VCBS lưu ý đến các lựa chọn chính sách tiền tệ tính tới thời điểm này. Hiện, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang duy trì quan điểm xuyên suốt về giữ ổn định mặt bằng lãi suất ở mức thấp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động xấu ít nhiều từ các diễn biến thiên tai gần đây.

Trên cơ sở đó, VCBS cũng đồng thuận với nhận định thị trường vẫn chưa thể bứt phá do thiếu sự đồng thuận và sức mạnh của vùng kháng cự tâm lý 1300. Trên thị trường, các nhịp giằng co rung lắc đang phần nào khiến tâm lý nhà đầu tư bị dao động, trong khi dòng tiền cũng thiếu sự lan tỏa. VCBS khuyến nghị nhà đầu tư bám sát diễn biến thị trường và có thể tận dụng các nhịp rung lắc để lướt sóng ngắn hạn với các cổ phiếu vẫn đang nhận được sự chú ý của dòng tiền như ngân hàng, chứng khoán./.

Giao dịch viên tại sàn chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)Giao dịch viên tại sàn chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chỉ số Dow Jones tăng 337,28 điểm, hay 0,79%, lên 43.077,7 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 27,21 điểm, hay 0,47%, lên 5.842,47 điểm; chỉ số Nasdaq Composite tăng 51,49 điểm, lên 18.367,08 điểm.

Xem thêm tại vietnamplus.vn