Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần giao dịch không thực sự nổi bật. Chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng đầu tuần, trong đó điểm nhấn là phiên tăng hơn 10 điểm ngày 9/7 đưa chỉ số vượt mốc 1.290 điểm tiến gần hơn tới mốc 1.300 điểm. Tuy nhiên, thị trường sau đó có 3 phiên giảm liên tiếp nhưng mức độ biến động không lớn và đóng cửa vẫn giữ được ngưỡng 1.280 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.280,8 điểm, giảm nhẹ -2,29 điểm, tương đương giảm -0,18% so với phiên cuối tuần trước. Mức độ giảm điểm là không lớn và biên độ biến động của từng phiên khá hẹp cho thấy thị trường đang vào ở vùng tích lũy trên nền thanh khoản vừa phải.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính đóng cửa trái chiều nhau tính trong cả tuần. Theo đó, trong khi chỉ số HNX-Index kết tuần tại mốc 242,41 điểm, +2,71 điểm, tương ứng +1,12% so với tuần trước; thì chỉ số UPCoM-Index giảm nhẹ -0,16 điểm, tương ứng -0,2% so với tuần trước.
Trong tuần qua, vì sự phân hóa khá rõ nên diễn biến các nhóm ngành cũng có sự phân hóa giữa các ngành và chính trong nội bộ từng ngành. Nếu so với tuần trước, cũng có ngành tăng điểm tích cực, nhưng cũng có ngành điều chỉnh giảm; tuy nhiên, điểm chung là mức độ biến động không nhiều. Nhóm tăng cao nhất là dầu khí cũng chỉ +3,5% và nhóm giảm nhiều nhất là công nghệ thông tin cũng chỉ -3,2% so với tuần trước.
Cụ thể hơn, sau giai đoạn tăng điểm mạnh vừa qua, nhóm ngành công nghệ hông tin đã giảm điểm trong tuần với các mã tiêu điểm như: FPT (-3,53%), CMG (-0,62%), ICT (-8,61%), ITD (-4,1%)...
Ngoài nhóm công nghệ thông tin, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến không tích cực trong tuần như: nhóm viễn thông, tiêu biểu với MFS (-14,58%), ABC (-11,9%), TTN (-4,33%)...; nhóm cổ phiếu bia giao dịch trong sắc đỏ với SAB (-3,45%), BHN (-2,17%)...; nhóm cổ phiếu thực phẩm cũng giảm điểm với MSN (-2,48%), VNM (-1,34%), DBC (-3,55%)...
Thanh khoản thị trường chứng khoán tuần qua có sự cải thiện khá tích cực. Tính bình quân giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 22.233 tỷ đồng/phiên, tăng khá mạnh với +33% so với mức thấp của tuần trước (16.699 tỷ đồng/phiên). |
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Vingroup khởi sắc phiên cuối tuần với thông tin về việc tất toán lô trái phiếu trị giá 500 triệu USD, qua đó giúp cho các cổ phiếu tăng điểm như VIC (+0,85%), VHM (+0,13%), tuy nhiên cổ phiếu VRE (-0,24%).
Ghi nhận trong tuần này, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã tăng điểm như ngành dầu khí với PVB (+6,99%), BSR (+4,82%), PLX (+5,35%), OIL (+2,13%)... Nhóm cổ phiếu ngành hóa chất cũng giao dịch tích cực với CSV (+17,38%), DGC (+0,4%)... Trong khi, đa số cổ phiếu ngành phân bón có một tuần giao dịch trong sắc xanh, cụ thể là DCM (+6,13%), LAS (+19,57%), BFC (+15,73%)...
Nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, dịch vụ tài chính tuần vừa qua diễn biến phân hóa, phần lớn đi ngang hoặc giảm nhẹ ngoài một số mã tích cực như NTL (+14,5%), HDG (+6,44), MBS (+7,01%), BVS (+7,4%)…
Thanh khoản thị trường chứng khoán tuần qua có sự cải thiện khá tích cực. Tính bình quân giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 22.233 tỷ đồng/phiên, tăng khá mạnh với +33% so với mức thấp của tuần trước (16.699 tỷ đồng/phiên). Tính riêng trên 2 sàn niêm yết, giá trình giao dịch khớp lệnh cũng tăng khá tốt so với tuần trước lần lượt tăng +32,91% tại HOSE và +31,66% tại HNX.
Giao dịch khối ngoại vẫn là một “nốt trầm” của thị trường chứng khoán tuần qua. Theo đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị bán ròng tăng gấp đôi so với tuần trước, đạt -4.482 tỷ đồng trong tuần, nâng giá trị bán ròng của khối ngoại lũy kế từ đầu năm tới -58.269 tỷ đồng.
Trong tuần, khối ngoại chủ yếu bán ròng lớn trên HOSE với -4.502 tỷ đồng, vẫn tiếp tục tập trung mạnh tại mã FPT (-1.732 tỷ đồng), MWG (-644 tỷ đồng), VHM (-521 tỷ đồng) và MSN (-508 tỷ đồng)...; ở chiều ngược lại, mua ròng mã HDB (+473 tỷ đồng), TNH (+163 tỷ đồng)...
Cùng với đó, bán ròng tuần này từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với -4,68 tỷ đồng, tập trung tại các mã IDC (-37 tỷ đồng), PVI (-31 tỷ đồng) và NTP (-10 tỷ đồng); chiều mua ròng nổi bật với PVS (+27 tỷ đồng), LAS (+12 tỷ đồng), VGS (+9 tỷ đồng)...
Thị trường chứng khoán trong nước về cơ bản ghi nhận thông tin tích cực trong tuần. Trên thế giới, thông điệp từ Chủ tịch FED cho thấy tâm lý dễ thở hơn về khả năng cắt giảm lãi suất của cơ quan này. Trên thực tế, thị trường chứng khoán thế giới cũng đã có biểu hiện tích cực sau thông điệp này được phát đi.
Đối với trong nước, sau tuần các dữ liệu kinh tế vĩ mô được công bố, nhiều tổ chức và chuyên gia đều ghi nhận và đánh giá cao sức phục hồi của kinh tế Việt Nam với triển vọng tích cực hơn trong nửa cuối năm. Tâm điểm là đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khi cho rằng, kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2024 đang trên đà hồi phục nhanh chóng và kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi.
Theo dự báo của SHS Research, trường hợp tích cực nếu VN-Index phục hồi tốt ở vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.270 - 1.275 điểm, thì khả năng quay trở lại kiểm tra vùng khá 1.300 điểm vẫn có thể xảy ra. |
Thị trường chứng khoán trong nước có thể nói vừa trải qua một tuần giao dịch bình lặng. Chỉ số VN-Index điều chỉnh giảm so với tuần trước tuy nhiên thị trường đang cho thấy sự tích lũy tích cực trên nền thanh khoản tốt hơn, dù có suy giảm dần về cuối tuần. Nhiều chuyên gia đều rằng, việc thị trường tích lũy trong biên độ hẹp bối cảnh này là khá hợp lý để chờ những tín hiệu rõ nét hơn từ kết quả kinh doanh.
Thị trường chứng khoán tuần tới sẽ đón nhận liên tục các thông tin về kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng của nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn đang được mong chờ. Các dự báo đều kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ tích cực hơn và tác động tâm lý từ đó giúp dòng tiền chủ động nhập cuộc. Dòng tiền hiện tại vẫn luân phiên khá tốt, nhưng lực vẫn chưa đủ để thúc đẩy tâm lý “xuống tiền” của khối nhà đầu tư đang quan sát.
Về mặt điểm số, nhiều dự báo cho thấy thị trường tuần mới sẽ vẫn biến động trong biên độ hẹp, tuy nhiên, động lực tăng điểm có thể sẽ tốt hơn. Bên cạnh mùa kết quả kinh doanh, thì nhưng thông tin về chính sách về nâng hạng thị trường chứng khoán như dự thảo cập nhật sau quá trình lấy ý kiến được công bố, hay dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 155/2020/NĐ-CP được công bố…
Theo dự báo của SHS Research, trường hợp tích cực nếu VN-Index phục hồi tốt ở vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.270 - 1.275 điểm, thì khả năng quay trở lại kiểm tra vùng khá 1.300 điểm vẫn có thể xảy ra. Trong khi đó, SSI Research thì cho rằng, VN-Index đang trong quá trình tìm kiếm điểm cân bằng ngắn hạn, nên có thể tiếp tục đà giảm và dao động trong biên độ 1.270 - 1.282 điểm./.