Thị trường chứng khoán trong nước sau kỳ nghỉ lễ 2/9 chỉ diễn ra có 3 phiên giao dịch, trong đó có 2 phiên thị trường giảm điểm dưới tác động từ diễn biến không tích cực của thị trường quốc tế. Thị trường có hồi lại trong phiên cuối tuần, nhưng mức tăng điểm không lớn và chưa thể bù đắp được mức giảm của 2 phiên trước đó. Thị trường ghi nhận thêm một tuần diễn biến không tích cực, trên nền thanh khoản thu hẹp về mức khá thấp.

Thị trường chứng khoán: Tâm lý thận trọng duy trì, VN-Index vẫn điều chỉnh giảm sau kỳ nghỉ lễ

Theo đó, kết tuần, chỉ số VN-Index giảm -9,91 điểm, tương đương -0,77%, về mốc 1.273,96 điểm. Trong khi chỉ số VN30-Index giảm -1,21% lên 1.315,39 điểm, chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh khi gặp vùng giá 1.330 điểm - 1.340 điểm, tương ứng cao nhất tháng 6/2024.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng kết tuần tại mốc 234,65 điểm, giảm -2,91 điểm, tương ứng -1,22% so với tuần trước. Chỉ số UPCoM-Index cũng giảm điểm về còn 93,37 điểm.

Thị trường chứng khoán: Tâm lý thận trọng duy trì, VN-Index vẫn điều chỉnh giảm sau kỳ nghỉ lễ

Về nhóm ngành, thị trường chứng khoán tuần qua ghi nhận sự suy giảm về giá của nhiều nhóm ngành, tuy nhiên, nhóm cổ phiếu họ Vingroup lại cho thấy một tuần ấn tượng và là trụ đỡ hỗ trợ thị trường không bị giảm sâu.

Cụ thể, theo dữ liệu từ SHS Research, nhóm cổ phiếu Vingroup khởi sắc trong tuần với: VHM (+5,78%), VRE (+4,69%), VIC (+1,02%)... Bên cạnh đó, đa số cổ phiếu ngành y tế cũng có một tuần giao dịch trong sắc xanh, cụ thể là: IMP (+10,48%), DVN (+1,94%), DCL (+0,97%)...

Về nhóm ngành, thị trường chứng khoán tuần qua ghi nhận sự suy giảm về giá của nhiều nhóm ngành, tuy nhiên, nhóm cổ phiếu họ Vingroup lại cho thấy một tuần ấn tượng và là trụ đỡ hỗ trợ thị trường không bị giảm sâu.

Ngược lại, nhóm ngành tiêu cực nhất tác động cho sự giảm điểm của thị trường trong tuần là dầu khí với các mã: BSR (-3,35%), PLX (-3,4%), OIL (-8,5%), PVD (-3,1%)...

Ngoài nhóm dầu khí, một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến điều chỉnh như bảo hiểm, tiêu biểu với BVH (-1,54%), MIG (-2,16%), BMI (-1,86%), PVI (-1,47%)... Nhóm thép giao dịch trong sắc đỏ với HPG (-0,39%), NKG (-4,36%), HSG (-4,09%), TLH (-4,07%)... Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng kém tích cực với SSI (-0,89%), VCI (-2,05%), VND (-1,94%), MBS (-3,21%), VIX (-2,88%)...

Ghi nhận trong tuần, một số ngành khác chứng kiến nhiều mã giao dịch phân hóa như ngành ngân hàng với TCB (-2,36%), VPB (-2,64%), STB (-2,13%) nhưng CTG (+1,28%), BID (+0,82%)... Tương tự, nhóm thực phẩm và đồ uống có DBC (-1,93%), MSN (-0,65%), SAB (-1,39%), trong đó, VNM tích cực (+2,03%)…

Thị trường chứng khoán: Tâm lý thận trọng duy trì, VN-Index vẫn điều chỉnh giảm sau kỳ nghỉ lễ

Thanh khoản thị trường chứng khoán tuần này giảm khá mạnh, mặc dù chỉ có 3 phiên giao dịch diễn ra. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn chỉ đạt 17.489 tỷ đồng/phiên. Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 15.900 tỷ đồng/phiên.

Khối ngoại tiếp tục duy trì bán ròng trong tuần với giá trị bán ròng tăng nhẹ so với tuần trước kỳ nghỉ lễ. Theo đó, khối ngoại bán ròng khoảng 1.207 tỷ đồng trên toàn thị trường, nhưng trái chiều trên 2 sàn niêm yết. Cụ thể, khối ngoại tiếp tục đà bán ròng mạnh với -1.228 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã VHM (-158,6 tỷ đồng), VPB (-228,6 tỷ đồng), HPG (-195,7 tỷ đồng) và FPT (-152,9 tỷ đồng)...Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng VNM (+224,6 tỷ đồng), CTG (+114 tỷ đồng)... Khối ngoại mua ròng trên sàn HNX với hơn +26,9 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVS (+64,3 tỷ đồng), PVI (+7,6 tỷ đồng) và IDC (+2,9 tỷ đồng). Ở trên HNX, khối ngoại bán ròng nổi bật với MBS (-19,9 tỷ đồng), SHS (-17,6 tỷ đồng), LAS (-12,1 tỷ đồng)...

Thị trường chứng khoán: Tâm lý thận trọng duy trì, VN-Index vẫn điều chỉnh giảm sau kỳ nghỉ lễ
"Thị trường đang phục hồi và phân hóa khá tốt ở vùng giá này, chúng tôi cho rằng, đây là vùng giá tương đối hợp lý đối với triển vọng tăng trưởng của thị trường, có thể mở ra nhiều vị thế tích lũy hợp lý dựa vào triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh qúy III/2024" - chuyên gia của SHS Research.

Thị trường chứng khoán tuần qua đón nhận thêm thông tin vĩ mô trong nước tháng 8 khá tích cực như CPI, lạm phát… Những thông tin này phần nào hỗ trợ tâm lý tốt hơn trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, tính tổng cả tuần, tâm lý thị trường vẫn còn thận trọng, đặc biệt là trước tác động điều chỉnh của thị trường chứng khoán thế giới.

Thị trường tuần tới sẽ ít thông tin về kinh tế vĩ mô trong nước, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, thông tin về hậu quả từ Bão số 3 (Bão Yagi) ít nhiều cũng sẽ để lại ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư trong đầu tuần tới. Đặc biệt, thông tin về quyết định của FED về lãi suất sẽ tiếp tục được ngóng trông và phản ảnh vào tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán: Tâm lý thận trọng duy trì, VN-Index vẫn điều chỉnh giảm sau kỳ nghỉ lễ

Đánh giá về thị trường chứng khoán trong nước, các chuyên gia của SHS Research cho rằng, xu hướng ngắn hạn của VN-Index duy trì tăng trưởng trên vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1.270 điểm, hỗ trợ mạnh hơn 1.250 điểm - 1.260 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023 cũng như vùng hội tụ của giá trung bình 20, 60, 120 phiên. Thị trường đang phục hồi và phân hóa khá tốt ở vùng giá này, chuyên gia của SHS Research cho rằng, đây là vùng giá tương đối hợp lý đối với triển vọng tăng trưởng của thị trường, có thể mở ra nhiều vị thế tích lũy hợp lý dựa vào triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh qúy III/2024.

“Với diễn biến hiện tại, VN-Index sẽ tiếp tục nỗ lực hướng đến vùng giá 1.280 điểm, trong khi VN30 sẽ kiểm tra lại 1.325 điểm, giá cao nhất tháng 7/2024 trong tuần tiếp theo. Trường hợp tích cực, VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng giá 1.280 điểm - 1.300 điểm, hoặc vẫn có thể chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá 1.250 điểm - 1.260 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023” - SHS Research dự báo.

Theo các chuyên gia của SSI Research, chỉ số VN-Index phục hồi từ vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.264 điểm, nhưng vẫn nằm dưới vùng kháng cự 1.275 - 1.276 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật như chỉ báo sức mạnh (RSI) và chỉ báo xu hướng (ADX) duy trì trung tính, cho thấy thị trường chưa đủ động lực bứt phá. Như vậy, VN-Index vẫn trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn và dự kiến vận động ở phạm vi 1.260 - 1.277 điểm.

Theo các chuyên gia của VDSC, tín hiệu hồi phục trở lại trên ngưỡng 1.270 điểm có thể giúp thị trường có nhịp hồi phục trong thời gian gần tới. Dự kiến thị trường sẽ thêm lần nữa kiểm tra lại nguồn cung tại vùng tranh chấp 1.280 – 1.290 điểm. Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục ngắn hạn của thị trường, đồng thời nên ưu tiên các cổ phiếu có diễn biến ổn định và thu hút dòng tiền trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời ngắn hạn hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.