Thị trường tài chính 24h: Các gói đầu tư công đang được đẩy mạnh giải ngân

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 17/7 tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều mua và không đổi chiều bán so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 75,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 46,5 USD lên 2.468,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 2.470 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,70 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.256 đồng/USD, tăng 11 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.168 – 25.468 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 63.500 lên 64.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và lên gần 66.000 USD, trước khi hạ nhiệt về 65.300 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,06 USD (+0,07%), lên 80,82 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,04 USD (-0,05%), xuống 83,68 USD/thùng.

VN-Index bất ngờ giảm mạnh

Thị trường tiếp tục xu hướng giằng co, tích lũy từ khá sớm và có thời điểm đã chạm 1.290 điểm như những phiên gần đây.

Những tưởng thị trường sẽ khép lại phiên giao dịch với biên độ hẹp thường thấy, thì bất ngờ áp lực chốt lời ở nhiều nhóm cổ phiếu gia tăng mạnh, đẩy hàng loạt cổ phiếu xuống mức giá sàn. Chỉ số VN-Index có lúc đã thủng MA100 (1.260 điểm), trước khi bật hồi về cuối phiên, thu hẹp đà giảm về gần 1.270 điểm.

Phiên kéo xả chiều nay cũng giúp thị trường có phiên giao dịch sôi động với thanh khoản cao nhất gần 2 tháng (kể từ phiên 24/5).

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3,48 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng 594,89 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 17/7: VN-Index giảm 12,52 điểm (-0,98%) xuống 1.268,66 điểm; HNX-Index giảm 4,01 điểm (-1,64%), xuống 240,9 điểm; UPCoM-Index giảm 0,98 điểm (-1,00%), xuống 97,27 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng vọt trong phiên thứ Ba (16/8), với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhạy cảm với lãi suất dẫn đầu, sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ không làm giảm hy vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Một báo cáo của Bộ Thương mại cho thấy doanh số bán lẻ không thay đổi trong tháng 6 so với tháng trước đó, trong khi dự báo là giảm 0,3%. Tuy nhiên, ngay kể cả khi dữ liệu bán lẻ không hạ nhiệt, giới phân tích vẫn tiếp tục đặt cược khả năng cao vào việc Fed giảm lãi suất vào tháng 9 ở mức 93%

Kết thúc phiên 16/7: Chỉ số Dow Jones tăng 742,76 điểm (+1,85%), lên 40.954,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 35,98 điểm (+0,64%), lên 5.667,20 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,77 điểm (+0,20%), lên 18.509,34 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm về cuối phiên khi lực bán chốt lời gia tăng sau khi chỉ số chính đã leo lên mức cao kỷ lục mới gần đây.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,43% xuống 41.097,69 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,37% lên 2.915,21 điểm.

Các nhà đầu tư đã bán chốt lời các cổ phiếu liên quan đến chip, vốn đứng sau đà tăng gần đây của Nikkei 225, với Tokyo Electron giảm 7,46% và là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225, trong khi cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest giảm 2,56%.

Các cổ phiếu liên quan đến quốc phòng mở rộng đà tăng, khi thị trường nhận thấy cơ hội thắng cử tổng thống Mỹ của ông Donald Trump tăng cao, với Kawasaki Heavy Industries và Hitachi Zosen lần lượt tăng 10,43% và 6,58%.

Đáng kể khác Toho tăng 11,97% và là cổ phiếu tăng tốt nhất trên Nikkei 225, sau khi công ty điện ảnh và giải trí cho biết lợi nhuận ròng đã tăng 31% trong quý vừa qua.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi tin tức chính sách từ cuộc họp quan trọng của đảng cộng sản cầm quyền.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,45% xuống 2.962,86 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,09% lên 3.501,58 điểm.

Tâm lý giới đầu tư vẫn ở mức thấp, sau khi dữ liệu hôm thứ Hai cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự kiến trong quý II.

Những người tham gia thị trường cũng lo lắng rằng Trung Quốc sẽ chịu thêm nhiều tác động tư duy chính sách đối ngoại của Donald Trump nếu ông giành chiến thắng cuộc đua tổng thống Mỹ.

Việc ông Trump chọn J.D. Vance làm phó tổng thống tranh cử cũng đã cung cấp thêm bằng chứng về lập trường cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc, các nhà phân tích cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông giằng co nhẹ và đóng cửa tăng điểm, khi các nhà đầu tư chờ đợi thông báo chính sách từ hội nghị trung ương lần thứ ba của Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,15% lên 17.754,26 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,19% xuống 6.304,48 điểm.

“Trước những cơn gió ngược mới, bao gồm sự sụt giảm trong huy động vốn và siết chặt việc quản lý thuế, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng trong nửa cuối năm và dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 4,2% trong nửa cuối năm,” Ting Lu, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura nhận định.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư tranh thủ chốt lời sau đợt hồi phục gần đây.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 22,80 điểm, tương đương 0,80% xuống 2.843,29 điểm.

Các cổ phiếu lớn như Samsung Electronics giảm 1,14%, SK Hynix mất tới hơn 5,3%, trong khi Hyundai Motor giảm 2,2%.

Tuy nhiên, SK Innovation đã tăng 3,18% trước cuộc họp hội đồng quản trị để xác định việc sáp nhập của công ty với chi nhánh nhóm SK E&S để tạo ra một công ty năng lượng quy mô lớn hơn.

Kết thúc phiên 17/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 177,39 điểm (-0,43%), xuống 41.097,69 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,45 điểm (-0,45%), xuống 2.962,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 11,43 điểm (+0,06%), lên 17.739,41 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 22,80 điểm (-0,80%), xuống 2.843,29 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Thách thức duy trì lãi suất thấp

Thị trường ngoại hối dự kiến vẫn chịu nhiều áp lực trong quý III, lãi suất huy động vốn VND có thể tiếp tục tăng khoảng 0,2 - 0,5%/năm tại nhiều ngân hàng thương mại..>> Chi tiết

- Cổ phiếu đầu tư công tăng sức hút

Các gói đầu tư công đang được đẩy mạnh giải ngân, gia tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan..>> Chi tiết

- Động lực mới cho nhóm năng lượng

Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) được kỳ vọng tạo ra động lực mới đối với nhiều cổ phiếu nhóm ngành năng lượng, mang lại lợi ích cho nhiều bên..>> Chi tiết

- IMF: Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong hai năm tới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong hai năm tới trong bối cảnh hoạt động kinh tế ở Mỹ chững lại, tăng trưởng chạm đáy ở châu Âu, tiêu dùng và xuất khẩu mạnh hơn ở Trung Quốc..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn