Thị trường tài chính 24h: Các ngân hàng đang thận trọng trong việc giải ngân cho vay

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 25/3 không đổi so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 400.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 77,90 – 79,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 16 USD xuống 2.165,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhẹ nhưng đã bật lên gần 2.170 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,36 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 25/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.015 đồng/USD, tăng 12 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.590 – 24.930 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 65.400 USD thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên mức 67.500 USD, trước khi lùi về gần 67.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,59 USD (+0,73%), lên 81,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,53 USD (+0,62%), lên 85,96 USD/thùng.

VN-Index giảm gần 14 điểm

Thị trường sớm rung lắc từ khá sớm và chuyển sang lình xình quanh tham chiếu khi nhóm cổ phiếu trụ cột phân hóa.

Sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán dần gia tăng và có thời điểm khiến VN-Index giảm về dưới 1.265 điểm, tương đương mất hơn 15 điểm trước khi thu hẹp đôi chút đà giảm về cuối phiên. Điểm tích cực là thanh khoản tiếp tục sôi động với gần 30.000 tỷ đồng giao dịch, cho thấy tín hiệu thị trường chưa quá đáng lo lắng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9,94 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 491,26 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/3: VN-Index giảm 13,94 điểm (-1,09%), xuống 1.267,86 điểm; HNX-Index giảm 0,87 điểm (-0,36%), xuống 240,81 điểm; UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,15%), lên 91,09 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên thứ Sáu (22/3), với Dow Jones giảm khá mạnh, nhưng Nasdaq vẫn bật lên nhờ sự tích cực ở nhóm cổ phiếu công nghệ.

Các cổ phiếu đáng chú ý là FedEx tăng hơn 7% sau khi công bố lợi nhuận điều chỉnh vượt kỳ vọng, nhưng cổ phiếu Nike sụt 6,9% do dự báo gây thất vọng và doanh số bán hàng tại Trung Quốc suy giảm.

Trong tuần, Dow Jones tăng 2 S&P 500 tăng 2,3%. Nasdaq tăng 2,9%.

Kết thúc phiên 22/3: Chỉ số Dow Jones giảm 205,47 điểm (-0,77%), xuống 39.475,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,31 điểm (-0,14%), xuống 5.234,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 26,98 điểm (+0,16%), lên 16.428,82 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi giới đầu tư chốt lời sau đợt tăng bốn phiên liên tiếp trước đó.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,16% xuống 40.414,12 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,26% xuống 2.777,64 điểm

“Diễn biến thị trường phản ánh sự trầm lắng trong ngắn hạn khi đã tăng mạnh gần đây và độ “nóng” của các yếu tố kỹ thuật còn có khả năng tiếp tục đè nặng lên chỉ số này trong tuần này”, Hiroshi Namioka, chiến lược gia trưởng tại Quản lý tài sản T&D.

Các cổ phiếu lớn đồng loạt giảm như gã khổng lồ thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 1,6%, Fast Retailing mất 0,6% và Recruit Holdings giảm 3,6%, Sony Group giảm khoảng 3%,

Các nhà sản xuất ô tô như Toyota Motor mất 1,1%, trong khi Honda và Nissan cũng vậy giảm lần lượt 2,2% và 2,1%

Chứng khoán Trung Quốc giảm, dẫn đầu là cổ phiếu tài chính và tiêu dùng, trong khi đồng nhân dân tệ tăng trở lại từ mức thấp nhất trong bốn tháng so với đồng USD.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,71% xuống 3.026,31 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,54% xuống 3.525,76 điểm.

Chỉ số phụ ngành tài chính giảm 0,5%, tiêu dùng thiết yếu giảm 0,76%, chỉ số bất động sản tăng 1,62% và chỉ số phụ chăm sóc sức khỏe giảm 0,6%.

Chứng khoán Hồng Kông giằng co và giảm nhẹ khi đóng cửa, khi giới đầu tư chờ đợi kết quả kinh doanh của 1/3 các công ty trên chỉ số chuẩn.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,16% xuống 16.473,64 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,05% xuống 5.754,65 điểm.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất phiên này là Meituan, công ty giao hàng lớn nhất Trung Quốc tăng gần 8% sau khi báo cáo kinh doanh quý IV/2023 với lợi nhuận 2,22 tỷ nhân dân tệ và lợi nhuận ròng cả năm tăng 26% lên 276,7 tỷ nhân dân tệ, vượt ước tính của các nhà phân tích.

Cổ phiếu nhà sản xuất nhôm China Hongqiao Group tăng 8,5% sau khi công bố lợi nhuận cả năm 2023 tăng 32% so với một năm trước.

Khoảng 26 công ty trên bộ chỉ số Hang Seng sẽ công bố kết quả kinh doanh cả năm 2023 trong tuần này, bao gồm các cổ phiếu có trọng số lớn như BYD và China Merchants Bank.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng theo dõi một loạt dữ liệu kinh tế sẽ có trong tuần này, bao gồm chỉ số giá tiêu dùng cá nhân của Mỹ, thước đo ưa thích của Fed về lạm phát.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 10,99 điểm, tương đương 0,40%, xuống 2.737,57 điểm.

Kết thúc phiên 25/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 474,31 điểm (-1,16%), xuống 40.414,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 21,73 điểm (-0,71%), xuống 3.026,31 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 25,83 điểm (-0,16%), xuống 16.473,64 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 10,99 điểm (-0,40%), xuống 2.737,57 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng thừa tiền nhưng ngại cho vay

Thanh khoản dư thừa, vốn ế, nhưng các ngân hàng thận trọng trong giải ngân để quản trị rủi ro..>> Chi tiết

- Tiền đầu cơ chảy mạnh

Ông Gary Cadone, Giám đốc điều hành và là người sáng lập Cardone Digital Ventures nhận xét, các nhà đầu tư đang ở trong một thị trường “ảo”, đó là lý do tại sao giá vàng và Bitcoin cùng lúc lập kỷ lục mới và duy trì ở mức cao trong thời gian gần đây..>> Chi tiết

- Đằng sau những kỷ lục thanh khoản

Những kỷ lục thanh khoản thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay liên tục bị xô đổ và gần nhất, vào phiên 18/3/2024, thị trường đã đạt tổng giá trị giao dịch khớp lệnh lên tới 48.000 tỷ đồng, tương đương 1,8 tỷ USD..>> Chi tiết

- Mỹ sẽ hỗ trợ 21 tỷ USD để IMF giúp đỡ các nước đang phát triển

Ngân sách chi tiêu mới cho phép Mỹ dành 21 tỷ USD trợ giúp phát triển kinh tế, giảm đói nghèo trên thế giới thông qua quỹ tín thác của IMF..>> Chi tiết

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn