Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán bất ngờ về mức đỉnh hai năm

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 12/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 5,9 USD lên 2.316,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng ngừng rơi gần như đi ngang quanh ngưỡng 2.310 đến 2.315 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,21 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.254 đồng/USD, tăng 4 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.226 – 25.466 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ gần 70.000 USD xuống 66.400 USD thì sang ngày hôm nay đã hồi phục nhẹ và lên 67.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,01 USD (+1,30%), lên 78,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,97 USD (+1,18%), lên 82,89 USD/thùng.

VN-Index lên trên 1.300 điểm

Trạng thái phân hóa khiến VN-Index gần như chỉ rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên.

Tuy nhiên, lực cầu bắt đầu nhập cuộc sôi động ở nhóm bluechip vào cuối phiên chiều đã giúp sắc xanh mở rộng và giúp VN-Index một lần nữa trở lại mốc 1.300 điểm sau hơn 2 năm qua (kể từ phiên 9/6/2022).

Tuy nhiên, diễn biến thị trường chưa đủ để xác nhận phiên bùng nổ bởi đà tăng mạnh không lan rộng, thanh khoản không quá bùng nổ và chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu bluechip…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,64 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 534,78 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 12/6: VN-Index tăng 15,78 điểm (+1,23%), lên 1.300,19 điểm; HNX-Index tăng 1,9 điểm (+0,77%), lên 248,31 điểm; UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,19%), lên 99,14 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên thứ Ba (11/6), khi giới đầu tư chậm lại chờ đợi báo cáo CPI của Mỹ trong tháng 5 và kết quả cuộc họp của Fed.

Fed đã bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày. Cuộc họp này sẽ kết thúc vào ngày thứ Tư (12/6) với quyết định về lãi suất và một cuộc họp báo ngay sau đó.

Kết thúc phiên 11/6: Chỉ số Dow Jones giảm 120,62 điểm (-0,31%), xuống 38.747,42 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,53 điểm (+0,27%), lên 5.375,32 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 151,02 điểm (+0,88%), lên 17.343,55 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi sự thận trọng chiếm ưu thế trước các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ và Nhật Bản.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,66% xuống 38.876,71 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,73% xuống 2.756,44 điểm.

Giới đầu tư đang trong tâm thế chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và cuộc họp sắp tới của Fed vào cuối ngày để có hướng tiếp theo.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng sẽ kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Sáu, và BOJ dự kiến sẽ giữ lãi suất ổn định.

Phiên hôm nay, cổ phiếu Fast Retailing giảm 2,52% và ảnh hưởng tiêu cực nhất đến kéo Nikkei 225, theo sau là Recruit Holdings mất 2,89% và nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 0,6%.

Trong khi đó, các nhà cung cấp linh kiện cho Apple tăng, với TDK tăng 4,85% để hỗ trợ lớn nhất cho Nikkei 225, trong khi Murata Manufacturing và Taiyo Yuden tăng lần lượt 3,03% và 1,71%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi CPI tháng 5 nhích lên và PPI giảm, làm tăng kỳ vọng của giới đầu tư vào những biện pháp kích thích mạnh hơn.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,31% lên 3.037,47 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,03% lên 3.544,12 điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của nước này tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, không đổi so với mức tăng được ghi nhận vào tháng 4/2024 và là tháng thứ tư liên tiếp tăng.

Trong khi đó, giá thành sản xuất vẫn tiếp tục giảm, kéo dài chu kỳ giảm phát diễn ra từ cuối năm 2022. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 5 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong một động thái đáng lưu ý khác, cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc cho biết rằng họ hoan nghênh các tổ chức tài chính và nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả những người từ Trung Đông, mở rộng đầu tư vào Trung Quốc.

Tuyên bố được đưa ra sau khi có thông tin rằng, quỹ đầu tư quốc gia của Qatar đã đồng ý mua 10% cổ phần của China Asset Management Co (ChinaAMC).

Thỏa thuận này và tuyên bố của chính phủ được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang mở rộng quan hệ với Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây.

Chứng khoán Hồng Kông trượt dốc sau khi dữ liệu lạm phát của Trung Quốc chỉ ra nhu cầu tiếp tục yếu đi.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,31% xuống 17.937,84 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,44% xuống 6.359,36 điểm.

Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management ở Hồng Kông, cho biết: “Áp lực giảm phát tại Đại lục vẫn chưa giảm bớt. Có thể cần phải có lập trường chính sách toàn diện và chủ động hơn trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và bất động sản để thúc đẩy nhu cầu trong nước hiệu quả hơn”.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi nhóm cổ phiếu công nghệ lớn đều tăng khi nhóm cùng ngành trên Phố Wall đêm qua tiếp tục nhích lên.

Đóng cửa, chỉ số Kospi tăng 22,85 điểm, tương đương 0,84%, lên 2.728,17 điểm.

Hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn đều tăng, với cổ phiếu chip Samsung Electronics tăng 1,73% và SK hynix tăng 1,18%.

Kết thúc phiên 12/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 258,08 điểm (-0,66%), xuống 38.876,71 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 9,42 điểm (+0,31%), lên 3.037,47 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 238,50 điểm (-1,31%), xuống 17.937,84 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 22,85 điểm (+0,84%), lên 2.728,17 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Bức tranh tín dụng sáng dần

Tăng trưởng tín dụng thoát “âm” kể từ tháng 3/2024, trong đó không ít nhà băng có tín dụng tăng cao gấp đôi bình quân ngành và dự báo sẽ cải thiện rõ nét vào cuối năm khi sức hấp thụ vốn của nền kinh tế tốt lên..>> Chi tiết

- Tiền nội “cân” áp lực bán ròng từ khối ngoại

Sự trỗi dậy của dòng tiền nội đang “cân” áp lực bán ròng từ khối ngoại, trong bối cảnh thị trường có mức tăng trưởng khả quan trên nền lãi suất thấp..>> Chi tiết

- Ngân hàng 'một mình một chợ' trái phiếu doanh nghiệp

Trong tháng 5/2024, lượng trái phiếu do ngân hàng phát hành chiếm tới 87% tổng giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ..>> Chi tiết

- Tỷ giá tăng đáng lo với thị trường chứng khoán hơn lạm phát

Tác động của lạm phát được nhận định không đáng kể đối với lãi suất và thị trường chứng khoán, nhưng tỷ giá tăng là yếu tố đáng quan ngại..>> Chi tiết

- UOB: Ảnh hưởng của Fed đang suy yếu tại các nền kinh tế Đông Nam Á

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình trong nước của họ..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn