Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á bị bán không tiếc tay

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 2/8 tăng 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,30 – 79,80 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,2 USD xuống 2.446,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 2.460 USD và đi ngang cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,11 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.242 đồng/USD, giảm 3 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.040 – 25.380 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 66.300 xuống 62.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã có nhịp hồi phục lên gần 65.500 USD, trước khi giảm về 64.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,13 USD (+0,17%), lên 76,44 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,13 USD (+0,16%), lên 79,65 USD/thùng.

VN-Index hồi phục gần 10 điểm

Thị trường tiếp tục “đỏ lửa” ngay từ sớm và VN-Index có lúc đã giảm hơn 15 điểm về 1.210 điểm.

Tuy nhiên, ngưỡng điểm thấp này đã giúp lực cầu bắt đáy gia tăng và giúp chỉ số dần hồi phục lên trên sắc xanh, thậm chí đã nới đà đi lên, đóng cửa tăng gần 10 điểm lên trên 1.236 điểm.

Đà tăng khá tích cực với sắc xanh chiếm ưu thế, thậm chí nhiều mã kéo trần thành công, tuy nhiên niềm vui không trọn vẹn bởi thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp và rất có thể đây chỉ là phiên hồi phục kỹ thuật.

Kết thúc phiên giao dịch 2/8: VN-Index tăng 9,64 điểm (+0,79%) lên 1.236,6 điểm; HNX-Index tăng 2,33 điểm (+1,02%) lên 231,56 điểm; UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (+0,27%) lên 93,77 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên thứ Năm (1/8), ảnh hưởng bởi đà lao dốc của các cổ phiếu công nghệ, trong khi dữ liệu sản xuất yếu làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế có thể đang chậm lại đáng kể.

Dữ liệu mới cho thấy PMI Sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ chỉ đạt 46,8 điểm, thấp hơn nhiều so với dự kiến ​​là 48,8 điểm. Đây là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 11/2023.

Mặt khác, hầu hết các cổ phiếu megacap cũng đều giảm, với Apple và Amazon.com đều mất hơn 1,5%, Tesla để mất tới gần 7%.

Cổ phiếu chip Nvidia mất hơn 6,5% và AMD giảm 8,3%, trong ngày mà các cổ phiếu cùng ngành bị bán tháo, sau khi Arm Holdings và Qualcomm dự báo doanh thu sẽ sụt giảm do tác động của các hạn chế thương mại, khiến hai cổ phiếu giảm lần lượt 15,7% và 9,4%.

Kết thúc phiên 1/8: Chỉ số Dow Jones giảm 494,82 điểm (-1,21%), xuống 40.347,97 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 75,62 điểm (-1,37%), xuống 5.446,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 405,26 điểm (-2,30%), xuống 17.194,14 điểm.

Chứng khoán châu Á đồng loạt lao dốc

Chứng khoán Nhật Bản giảm tới gần 6%, ghi nhận ngày tồi tệ nhất đối với thị trường Tokyo kể từ đợt bán tháo sau khi diễn ra đại dịch Covid năm 2020.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 5,81% xuống 35.909,70 điểm. Chỉ số Topix giảm 6,14% xuống 2.537,60 điểm.

Mức giảm 5,8%, tương đương hơn 2.000 điểm, đóng cửa ở mức 35.909,70 điểm, mức thấp kể từ giữa tháng 1/2024.

Đà bán tháo diễn ra sau khi Phố Wall điều chỉnh khá mạnh trong phiên đêm qua, sau khi dữ liệu yếu làm dấy lên lo ngại Fed có trì hoãn việc cắt giảm lãi suất hơn nữa.

Chứng khoán Nhật Bản cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất chính sách lên 0,25% và khiến đồng yên đã tăng vọt so với đồng USD, khiến tổn thất xảy ra đối với lợi nhuận của các nhà sản xuất và hoạt động du lịch suy giảm.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, theo chân nhiều thị trường trên toàn cầu, sau khi dữ liệu hoạt động sản xuất của Mỹ yếu hơn dự kiến làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, trong khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông cũng khiến áp lực thêm phần gia tăng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,92% xuống 2.905,34 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,02% xuống 3.384,39 điểm.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm sâu, sau cú sốc dữ liệu kinh tế của Mỹ đã gây ra tình trạng bán tháo trên các thị trường châu Á nói chung.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,05% xuống 16.950,68 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,83% xuống 5.974,96 điểm.

Phiên này, 70 trong số 82 chỉ số phụ ngành đều giảm. Trong đó, các cổ phiếu lớn như HSBC giảm 3,4%, Bảo hiểm AIA mất 2,2% và dẫn đầu sự sụt giảm trong lĩnh vực tài chính.

Nhà sản xuất xe điện BYD giảm 4,4% và Li Auto suy yếu 0,1%, do cuộc chiến giá cả căng thẳng trên thị trường EV của Trung Quốc đã khiến biên lợi nhuận của họ bị thu hẹp đáng kể.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh, ảnh hưởng bởi dữ liệu đáng thất vọng của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, bất chấp các tín hiệu cắt giảm lãi suất của Fed.

Đóng cửa, chỉ số Kospi giảm 101,49 điểm, tương đương 3,65% xuống 2.676,19 điểm.

Các cổ phiếu lớn đều lao dốc, với nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 4,2% và SK Hynix mất 10,4%. Trong khi Hyundai Motor giảm 3,75% và nhà sản xuất ô tô anh em Kia Corp mất 4,46%.

Kết thúc phiên 2/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 2.216,63 điểm (-5,81%), xuống 35.909,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 27,05 điểm (-0,92%), xuống 2.905,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 359,45 điểm (-2,08%), xuống 16.945,51 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 101,49 điểm (-3,65%), xuống 2.676,19 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận ngân hàng vẫn khả quan

Kết quả kinh doanh quý II/2024 của không ít ngân hàng ghi nhận tăng trưởng cao, nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành có thể không bằng quý I..>> Chi tiết

- Những chính sách thúc đẩy các kênh đầu tư

Một loạt chính sách có tác động lớn đến các kênh đầu tư trọng yếu sẽ đi vào cuộc sống từ nay đến cuối năm 2024..>> Chi tiết

- Các quốc gia cần phải duy trì động lực phát triển thị trường trái phiếu nội tệ

Thị trường trái phiếu nội tệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương, giảm rủi ro ngoại hối và hỗ trợ phát triển bền vững ở các nền kinh tế mới nổi..>> Chi tiết

- Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Tại Trung Quốc, thị trường bất động sản tồn tại một nghịch lý là tồn kho lớn, trong khi nhu cầu đối với nhà ở giá rẻ lại không hề nhỏ..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn