Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán chưa ngừng tăng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 1/3 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 77,80 – 79,822 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 9,8 USD xuống 2.044,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng vọt và lên trên 2.060 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,96 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.002 đồng/USD, không đổi so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.470 – 24.810 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 62.400 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại, nhưng đã có nhịp tăng lên trên 62.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,62 USD (+2,07%), lên 79,89 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,51 USD (+1,84%), lên 83,42 USD/thùng.

VN-Index lên gần 1.260 điểm

Thị trường rung lắc trong phần lớn thời gian giao dịch, khi nhóm bluechip phân hóa, và có thời điểm nhiều mã lớn đảo chiều điều chỉnh khiến VN-Index thủng mốc 1.250 điểm.

Tuy nhiên, vùng giá này đã trở thành ngưỡng hỗ trợ cho thị trường khi lực cầu hấp thụ mạnh đã giúp VN-Index bật hồi đi lên và lên gần 1.260 điểm khi đóng cửa với thanh khoản duy trì ở mức cao.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10,12 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 202,95 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 1/3: VN-Index tăng 5,55 điểm (+0,44%) lên 1.258,28 điểm; HNX-Index tăng 0,97 điểm (+0,41%), lên 236,43 điểm; UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (+0,59%), lên 91,16 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Năm (29/2) sau khi chỉ số tiêu dùng cá nhân được công bố.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 1 của Mỹ được công bố đã tăng 0,3% so với tháng trước đó. Tính trên cơ sở hàng năm, chỉ số này tăng 2,4%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Loại trừ các thành phần như năng lượng và thực phẩm, chỉ số PCE lõi đã tăng 0,4% trong tháng 1. Cũng trên cơ sở hàng năm, lạm phát lõi tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Giới đầu tư đã tăng khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 sau khi dữ liệu PCE được công bố.

Kết thúc phiên 29/2: Chỉ số Dow Jones tăng 47,37 điểm (+0,12%), lên 38.996,39 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 26,51 điểm (+0,52%), lên 5.096,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 144,18 điểm (+0,90%), lên 16.091,92 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời, khi các cổ phiếu liên quan đến công nghệ nhận ảnh hưởng tích cực từ các công ty cùng ngành trên Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,9% lên 39.910,82 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,26% lên 2.709,42 điểm.

Tâm lý của các nhà giao dịch đã lạc quan hơn, sau khi S&P 500 và Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục đêm qua, được hỗ trợ bởi các cổ phiếu công nghệ liên quan đến AI, khi dữ liệu lạm phát của Mỹ hạ nhiệt và bình luận từ các quan chức Fed thúc đẩy kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Cổ phiếu liên quan đến chip của Nhật Bản, với Tokyo Electron tăng 4,1% và đóng góp thêm khoảng 151 điểm vào mức tăng gần 745 điểm của Nikkei 225. Nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest góp thêm 56 điểm, tăng 3,02%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 2 của nước này tiếp tục trong vùng thu hẹp và khiến kỳ vọng dâng cao về việc chính phủ sẽ đưa ra thêm các gói kích thích kinh tế mới.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,39% lên 3.027,02 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,62% lên 3.537,80 điểm.

Dữ liệu cho thấy chỉ số quản lý mua hàng sản xuất chính thức (PMI) của Trung Quốc đã giảm xuống 49,1 điểm trong tháng 2 từ mức 49,2 điểm trong tháng 1. Chỉ số PMI dưới mức 50 điểm thường cho thấy sự suy thoái trong nền kinh tế hoặc ngành công nghiệp.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phải vật lộn với mức tăng trưởng dưới mức trung bình trong năm qua trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản và khi người tiêu dùng ngừng chi tiêu, các công ty nước ngoài thoái vốn, các nhà sản xuất chật vật tìm người mua và chính quyền địa phương phải đối mặt với gánh nặng nợ khổng lồ.

Chứng khoán Hồng Kông nhích lên, sau khi một báo cáo chính thức cho thấy sự sụt giảm trong sản xuất ở Trung Quốc vẫn tồn tại vào tháng trước, giúp kỳ vọng tăng thêm về các biện pháp kích thích mới có thể được tung ra.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,47% lên 16.589,44 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,90% lên 5.728,84 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ giao dịch ngày Phong trào độc lập.

Kết thúc phiên 1/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 744,63 điểm (+1,90%), lên 39.910,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 11,85 điểm (+0,39%), lên 3.027,02 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 78,00 điểm (+0,47%), lên 16.589,44 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Kiều hối đạt kỷ lục mới

Kiều hối có ý nghĩa về nhiều mặt và năm 2023 đã đạt kỷ lục mới, kỳ vọng sẽ đạt cao hơn trong năm 2024..>> Chi tiết

- Khó đẩy tín dụng tiêu dùng

Ngành ngân hàng tích cực hạ lãi suất cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng, song tín dụng phân khúc này vẫn đi lùi..>> Chi tiết

- Công ty chứng khoán quyết liệt đua hút khách

Lãi suất thấp đang tạo lực đẩy dòng tiền vào các kênh đầu tư có mức sinh lời cao hơn, nổi bật là chứng khoán. Trong bối cảnh đó, các công ty chứng khoán ở mọi quy mô đang nỗ lực cạnh tranh để thu hút khách hàng..>> Chi tiết

- Linh hoạt cơ chế và giải pháp để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đã có thực tế điển hình về sự linh hoạt trong xử lý sự cố nghẽn lệnh HOSE cho thấy sự tập trung, chung tay, đầu tư công nghệ, nguồn lực của doanh nghiệp... có thể thúc đẩy TTCK sớm đáp ứng các tiêu chí của FTSE và MSCI vào các kỳ đánh giá gần nhất tới đây..>> Chi tiết

- Quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản kêu gọi cải tổ chính sách tiền tệ

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cần xem xét cải tổ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của mình, bao gồm cả việc thoát khỏi vùng lãi suất âm và kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ..>> Chi tiết

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn