Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán thêm một phiên chịu sức ép điều chỉnh

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 24/1 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,20 – 76,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7,5 USD lên 2.029,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích dần nhưng cũng chỉ lên trên 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,04 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.030 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.430 – 24.770 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 39.470 USD thì sang phiên hôm nay đã dần hồi phục và lên trên 40.100 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,46 USD (+0,62%), lên 74,83 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,39 USD (+0,49%), lên 79,94 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Sau nhịp rung lắc nhẹ đầu phiên, thị trường đã lùi bước và VN-Index về dưới 1.175 điểm, trước khi có nhịp tăng hồi phục mạnh mẽ trở lại mốc 1.180 điểm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường khá yếu, việc tiến tới “vùng gió to” này đã nhanh chóng khiến VN-Index quay đầu và xác nhận phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp với mức thanh khoản chỉ cầm chừng 15.000 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 11,58 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 144,86 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 24/1: VN-Index giảm 4,53 điểm (-0,38%), xuống 1.172,97 điểm; HNX-Index giảm 0,73 điểm (-0,32%), xuống 228,53 điểm; UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,22%), lên 87,64 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số S&P 500 trên Phố Wall tiếp tục tăng và thiết lập đỉnh mới trong phiên thứ Ba (23/1), khi nhóm cổ phiếu công nghệ duy trì sức hút về sự kỳ vọng và các cáo báo kết quả kinh doanh quý IV vẫn đang ở mức tốt.

Hơn 75 công ty trong nhóm S&P 500 và chiếm hơn 70% giá trị vốn hóa của thị trường sẽ có báo cáo kết quả kinh doanh trong tuần này, bao gồm cả một số công ty công nghệ lớn.

Hiện tại mọi con mắt sẽ tập trung vào chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed, chỉ số PMI của S&P Global và báo cáo GDP quý IV trong tuần này sẽ là chìa khóa để đánh giá quyết định chính sách tiếp theo của ngân hàng trung ương khi nhóm họp vào ngày 31/1.

Kết thúc phiên 23/1: Chỉ số Dow Jones giảm 96,36 điểm (-0,25%), xuống 37.905,45 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,17 điểm (+0,29%), lên 4.864,60 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 65,66 điểm (+0,43%), lên 15.425,94 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi hoạt động chốt lời tiếp tục diễn ra, trong khi các nhà đầu tư thận trọng phân tích thông điệp mới nhất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,8% xuống 36.226,48 điểm, tiếp tục giảm từ mức đỉnh trong 34 năm đạt được vào thứ Ba. Chỉ số Topix giảm 0,51% xuống 2.529,22 điểm.

Các nhà đầu tư cũng đang cân nhắc thông báo mới nhất từ ngân hàng trung ương Nhật Bản, sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày, với quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng.

Nhận xét của người đứng đầu BOJ và một cụm từ mới bổ sung rằng khả năng đạt được mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng đang dần tăng lên, Hiroshi Namioka, chiến lược gia trưởng tại T&D Asset Management cho biết.

Niềm tin ngày càng tăng rằng các điều kiện để loại bỏ dần gói kích thích khổng lồ của BOJ đang giảm dần cho thấy việc chấm dứt chính sách lãi suất âm có thể sắp xảy ra, có thể sớm nhất là vào tháng Ba.

Đáp lại, chỉ số ngành bất động sản, có xu hướng nhạy cảm với việc tăng lãi suất, đã giảm 2,84%, dẫn đầu đà giảm trong số 33 chỉ số phụ của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Trong đó, các công ty bất động sản Mitsui Fudosan và Mitsubishi Estate là những cổ phiếu hoạt động kém nhất, lần lượt mất 4,18% và 3,84%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng tích cực, sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng kể từ ngày 5/2.

Thống đốc PBOC, ông Pan Gongsheng cho biết, sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho tất cả các ngân hàng thêm 0,5%. Động thái này sẽ giải phóng 1.000 tỷ nhân dân tệ (139,45 tỷ USD) thanh khoản cho thị trường.

PBOC cũng sẽ cắt giảm lãi suất tái chiết khấu lãi suất thêm 0,25% đối với khu vực nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ từ ngày 25/1.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,80% lên 2.820,77 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,4% lên 3.277,11 điểm.

Sự phục hồi của thị trường cũng đạt được sức hút sau khi Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cam kết ổn định thị trường, nói rằng họ sẽ "nỗ lực hết mình để duy trì hoạt động ổn định của thị trường vốn", Chủ tịch Yi Huiman cho biết trong một cuộc họp hôm thứ Ba.

Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt, nhờ quyết định của Trung Quốc về việc bơm 1.000 tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) thông qua giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng tới để củng cố tâm lý thị trường.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 3,56% lên 15.899,87 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 4,13% lên 5.353,05 điểm.

Quyết định cắt giảm RRR từ PBOC được đưa ra sau khi Thủ tướng Lý Cường trong tuần này kêu gọi các biện pháp mạnh mẽ hơn để giúp ổn định thị trường chứng khoán.

"Sự phục hồi ngắn hạn là hợp lý do các chỉ số chính đã rơi về mức thấp kỷ lục. Nhưng chỉ có sự phục hồi vĩ mô thực sự mới có thể hỗ trợ thị trường một cách bền vững hơn", Willer Chen, nhà phân tích cấp cao tại Hồng Kông tại Forsyth Barr Asia, một công ty tư vấn tập trung vào thị trường Trung Quốc cho biết.

Trong khi đó, Alibaba Group tăng 7,3%, cao nhất kể từ tháng 7, sau khi Chủ tịch Joe Tsai đã mua khoảng 151 triệu USD cổ phiếu niêm yết tại Mỹ trong quý trước. Ngoài ra, người đồng sáng lập Jack Ma đã mua 50 triệu USD cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông cùng thời điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi đồng USD và tăng lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 8,92 điểm, tương đương 0,36% xuống 2.469,69 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 1,60% và SK Hynix đảo chiều tăng 0,5%, nhưng nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 1,87%.

Kết thúc phiên 24/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 291,09 điểm (-0,80%), xuống 36.226,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 49,80 điểm (+1,80%), lên 2.820,77 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 545,89 điểm (+3,56%), lên 15.899,87 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 8,92 điểm (-0,36%), xuống 2.469,69 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nâng chuẩn quản trị, điều hành của ngân hàng

Theo giới chuyên gia, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) khi có hiệu lực (từ đầu năm 2025) sẽ thúc đẩy hoạt động quản trị và điều hành hệ thống ngân hàng minh bạch hơn, hiệu quả hơn, tiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế..>> Chi tiết

- Cổ phiếu bán lẻ “ứng trước” tương lai

Trong 2 tháng qua, nhóm cổ phiếu bán lẻ/phân phối sản phẩm công nghệ tăng giá mạnh, có mã tăng hơn gấp đôi, dù ngành này đối mặt với nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm..>> Chi tiết

- "Hàng mới" có gì đáng chú ý?

Một số cổ phiếu mới niêm yết/đăng ký giao dịch thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, một phần vì có yếu tố nổi bật, chủ yếu ở khía cạnh hoạt động kinh doanh..>> Chi tiết

- Fed tăng lãi suất đã thúc đẩy quá trình phi đô la hóa

Theo Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council - một tổ chức nghiên cứu, phân tích về các vấn đề quốc tế của khu vực Mỹ - Đại Tây Dương), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn có một số trách nhiệm trong việc thúc đẩy xu hướng phi đô la hóa..>> Chi tiết

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn