Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán thiếu vắng những động lực tăng trưởng rõ ràng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 11/9 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,50 – 80,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 10,3 USD lên 2.516,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên gần 2.530 USD trước khi lùi về gần 2.520 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,38 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.212 đồng/USD, tăng 18 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.385 – 24.725 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 56.500 lên 56.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã có lúc lên trên 57.800 USD, trước khi điều chỉnh và lùi về 56.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,62 USD (+2,46%), lên 67,37 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,51 USD (+2,18%), lên lên 70,70 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

VN-Index lao dốc từ khá do lực bán mạnh và có lúc đã xuyên thủng ngưỡng kháng cự 1.245 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy hoạt động ở một số mã giúp VN-Index thu hẹp đà giảm, thậm chí chỉ số đã trồi lên trên tham chiếu vào giữa phiên chiều.

Tuy nhiên, lực cầu chững lại sau đó và cũng là lúc VN-Index nhanh chóng quay đầu xuống dưới tham chiếu và đóng cửa với sắc đỏ, dù mức giảm rất khiêm tốn, chủ yếu là lực cung giá thấp được tiết giảm.

Kết thúc phiên giao dịch 11/9: VN-Index giảm 1,96 điểm (-0,16%), xuống 1.253,27 điểm; HNX-Index giảm 0,24 điểm (-0,1%), xuống 231,45 điểm; UPCoM-Index 0,04 điểm (-0,04%), xuống 92,32 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Ba (10/9) khi sự sụt giảm bất ngờ của nhóm ngân hàng lớn đã đè nặng lên thị trường.

Cổ phiếu của ông lớn JPMorgan Chase mất hơn 5%, sau khi chủ tịch ngân hàng cắt giảm triển vọng của thu nhập lãi ròng (NII). Trong khi Goldman Sachs giảm cũng 4,4% sau bình luận của Giám đốc điều hành cho biết doanh thu có thể sẽ giảm 10% trong quý III.

Kết thúc phiên 10/9: Chỉ số Dow Jones giảm 92,63 điểm (-0,23%), xuống 40.736,96 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 24,47 điểm (+0,45%), lên 5.495,52 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 141,28 điểm (+0,84%), lên 17.025,88 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ bảy liên tiếp, khi đà tăng của đồng yên lên mức mạnh nhất so với đồng USD trong năm nay đã đè nặng thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giảm 1,49% xuống 35.619,77 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,78% xuống 2.530,67 điểm.

Đồng USD có thời điểm đã giảm tới 1,24% xuống 140,71 yên/USD mức thấp nhất kể từ ngày 28/12/2023.

Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh và theo đó trượt dốc, với Toyota Motor giảm 3,1 Subaru Corp giảm hơn 4% và Honda Motor giảm 3%.

Đà giảm mở rộng trong buổi chiều, với 211 trong số 225 thành phần của Nikkei 225 đóng cửa trong sắc đỏ.

Cổ phiếu liên quan đến năng lượng cũng ghi nhận đà giảm mạnh, khi giá dầu thô chạm mức thấp nhất trong ba năm vào thứ Ba do lo ngại về nhu cầu. Tokyo Gas giảm 5,6%, trong khi Osaka Gas mất 5,1% để nằm trong số những cổ phiếu giảm phần sâu nhất trên Nikkei 225.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi giới đầu tư cảnh giác trước căng thẳng địa chính trị và các nhà đầu tư rất mong đợi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,82% xuống 2.721,80 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,30% xuống 3.186,13 điểm.

Quân đội Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên sau hai năm để giảm căng thẳng và ổn định quan hệ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và các khu vực tranh chấp khác. Cả hai bên cũng đang xem xét nối lại các cuộc họp thường xuyên để tránh thông tin sai lệch.

Chứng khoán Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng do giá dầu thô lao dốc làm dấy lên nỗi lo lắng về triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,77% xuống 17.101,09 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,75% xuống 5.981,06 điểm.

PetroChina mất 2,1%, dẫn đầu nhóm giảm giá sau khi giá dầu thô tương lai giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất trong gần ba năm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm khi các nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi dữ liệu CPI của Mỹ để đánh giá quyết định thiết lập lãi suất sắp tới của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 10,06 điểm, tương đương 0,40% xuống 2.513,37 điểm.

Kết thúc phiên 11/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 539,39 điểm (-1,49%), xuống 35.619,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 22,40 điểm (-0,82%), xuống 2.721,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 125,38 điểm (-0,73%), xuống 17.108,71 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 10,06 điểm (-0,40%), xuống 2.513,37 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Kỳ vọng từ diễn biến mới của tỷ giá

Thông điệp từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy lộ trình cắt giảm lãi suất ngày càng gần. Điều này đã phần nào giải tỏa áp lực tỷ giá USD/VND cũng như chính sách tiền tệ trong nước..>> Chi tiết

- Mirae Asset: P/E của VN-Index vẫn duy trì ở mức tương đối hấp dẫn

Việc thiếu vắng các động lực tăng trưởng rõ ràng khiến diễn biến chủ yếu vẫn là biến động đi ngang trong biên độ từ 1.200 - 1.280 điểm của VN-Index..>> Chi tiết

- Thời tiền rẻ chưa tới, đừng mơ các lớp tài sản 'phi nước đại'

Dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương nhiều quốc gia đã, đang và sắp hạ lãi suất, song thời kỳ tiền rẻ - yếu tố kéo các lớp tài sản tăng giá năm 2021 - chưa tới..>> Chi tiết

- SGI Capital cảnh báo về những đợt bán tháo nhanh, mạnh trên thị trường chứng khoán

SGI Capital cảnh báo rủi ro suy thoái kinh tế tại các nền kinh tế lớn trên thế giới và vòng xoáy đi xuống khi xảy ra dễ dẫn tới những đợt bán tháo nhanh và mạnh trên thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn