Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán vẫn nằm trong danh sách theo dõi để nâng hạng

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 9/10 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 83,00 – 85,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua qua tại Mỹ giảm 20,6 USD xuống 2.622 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và về gần 2.615 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,65 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.168 đồng/USD, không đổi với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.665 – 25.025 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ gần 63.800 USD xuống 62.600 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục xu hướng giảm và lùi về 62.100 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,75 USD (+0,91%), lên 64,32 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,74 USD (+0,86%), lên 77,84 USD/thùng

VN-Index tăng gần 10 điểm

Trong phiên sáng, chỉ số VN-Index bám sát đường MA20 với thanh khoản ở thấp khi cả bên mua và bên bán đều thận trọng.

Tuy nhiên, sau giờ nghỉ trưa, VN-Index được kéo mạnh và vượt qua ngưỡng 1.280 điểm, ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất 3 tuần dù dòng tiền không cải thiện nhiều so với 3 phiên trước.

Kết thúc phiên giao dịch 9/10: VN-Index tăng 9,87 điểm (+0,78%), lên 1.281,85 điểm; HNX-Index tăng 0,25 điểm (+0,11%), lên 231,77 điểm; UPCoM-Index đứng ở mức 92,45 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ hồi phục trong phiên thứ Ba (8/10), khi các nhà đầu tư mua bắt đáy cổ phiếu công nghệ và chuyển trọng tâm sang dữ liệu lạm phát, cũng như kỳ vọng vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III.

Việc lợi suất trái phiếu kho bạc hạ nhiệt đã giúp lực mua hướng vào các cổ phiếu công nghệ, với chỉ số phụ theo dõi ngành công nghệ thông tin tăng 2,1%.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý III cũng đang trở thành tâm điểm trên thị trường, với các ngân hàng lớn dự kiến sẽ là những công ty khởi động và có báo cáo vào thứ Sáu tuần này.

Kết thúc phiên 8/10: Chỉ số Dow Jones tăng 126,13 điểm (+0,30%), lên 42.080,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 55,19 điểm (+0,97%), lên 5.751,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 259,01 điểm (+1,45%), lên 18.182,92 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các cổ phiếu công nghệ theo chân các công ty cùng ngành trên Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,87% lên 39.277,96 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,3% lên 2.707,24 điểm.

Đáng chú ý là cổ phiếu của Công ty mẹ của 7-Eleven là Seven & i Holdings Co, có thời điểm tăng gần 12% trước khi đóng cửa tăng 4,7%, sau khi Bloomberg báo cáo nhà bán lẻ Canada Alimentation Couche-Tard đang chuẩn bị tăng đề nghị M&A lên khoảng 47 tỷ USD.

Các cổ phiếu công nghệ đều tăng với Advantest tăng 3,65%, trong khi đó, Tokyo Electron, Recruit Holdings và SoftBank Group, lần lượt tăng 1,22%, 2,68% và 1,34%.

Chứng khoán Trung Quốc lao dốc, sau một cuộc họp báo không mấy ấn tượng của nhà hoạch định kinh tế nước này đã dội gáo nước lạnh vào hai tuần mua vào điên cuồng của giới đầu tư.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 6,62% xuống 3.258,86 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 7,05% xuống 3.955,98 điểm.

Một số nhà phân tích lo ngại rằng mức tăng của thị trường vừa qua là quá sớm và quá nhanh, trong khi cơ quan lập kế hoạch hàng đầu của Trung Quốc đã không đưa ra các biện pháp tài khóa mới mà các nhà đầu tư cho là cần thiết để củng cố nền kinh tế đang suy yếu.

Goldman Sachs, BlackRock và UBS trước đó đã bày tỏ sự lạc quan về chứng khoán Trung Quốc sau khi các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, sự hoài nghi cũng đang gia tăng, vì các tín hiệu kỹ thuật cho thấy thị trường đang quá nóng.

Một số nhà đầu tư đã bắt đầu đánh giá lại tác động của các chính sách của Bắc Kinh và đặt câu hỏi về tính bền vững của đợt tăng giá khi các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vẫn chưa thay đổi.

Chứng khoán Hồng Kông giảm khi chi tiết về các kế hoạch kích thích kinh tế từ các quan chức ở Bắc Kinh không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,47% xuống 20.618,79 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,68% xuống 7.357,71 điểm.

"Việc thiếu các biện pháp kích thích mới là nguyên nhân gây thất vọng, với nhiều người tham gia thị trường hy vọng rằng các chính sách tài khóa của họ sẽ theo bước chân của các biện pháp kích thích tài chính được đưa ra vào cuối tháng 9, nhưng rõ ràng đã có một bước lùi trong thông báo ngày hôm qua", Yeap Jun Rong của IG cho biết trong một bài bình luận.

Chứng khoán Hàn Quốc nghỉ giao dịch ngày Hangul.

Kết thúc phiên 9/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 340,42 điểm (+0,87%), lên 39.277,96 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 230,92 điểm (-6,62%), xuống 3.258,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 308,00 điểm (-1,47%), xuống 20.618,79 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chính sách tiền tệ có điều kiện nới lỏng hơn

Các yếu tố bên ngoài đang hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng..>> Chi tiết

- Vùng trũng lợi nhuận ngành địa ốc

Trong bức tranh chung về lợi nhuận quý III/2024 của doanh nghiệp trên sàn niêm yết được MBS dự báo tăng trưởng 19,5% so với cùng kỳ, nhóm bất động sản nhà ở dự phóng tăng trưởng âm..>> Chi tiết

- Chứng khoán Việt Nam chưa được FTSE Russell nâng hạng lên thị trường mới nổi

Theo báo cáo xếp hạng thị trường tháng 10/2024 của FTSE Russell, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi để nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market)..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn