Thị trường tài chính 24h: Giá Bitcoin đã ở rất gần mốc 100.000 USD

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 21/11 tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 83,70 – 86,020 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 18,3 USD lên 2.650,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 2.670 USD trước khi lùi nhẹ về 2.665 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,69 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.290 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.200 – 25.504 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 92.600 USD lên 94.100 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và có lúc lên 97.700 USD, trước khi hạ nhiệt nhẹ về 97.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,83 USD (+1,21%), lên 69,58 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,77 USD (+1,06%), lên 73,58 USD/thùng.

VN-Index tăng thêm gần 12 điểm

Sau phiên sáng thận trọng, ảnh hưởng bởi ngày đáo hạn phái sinh, thị trường bước vào phiên chiều có nhiều tín hiệu tích cực hơn, như bảng điện tử được sắc xanh phủ rộng, nhiều bluechip đảo chiều tăng hoặc nới đà đi lên. Chỉ số VN-Index theo đó nhích dần và tăng tổng cộng gần 12 điểm khi đóng cửa.

Mặc dù vậy, thanh khoản lại là điểm trừ khi giảm mạnh và hơn một nửa giá trị giao dịch toàn sàn HOSE lại tập trung ở nhóm VN30, khiến đà hồi phục bị đặt dấu hỏi khi phiên đáo hạn phái sinh tạo ra những tín hiệu nhiễu.

Kết thúc phiên giao dịch 20/11: VN-Index tăng 11,79 điểm (+0,97%), lên 1.228,33 điểm; HNX-Index tăng 0,47 điểm (+0,21%), lên 221,76 điểm; UpCoM-Index tăng 0,41 điểm (+0,45%), lên 91,5 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Tư (20/11), khi giới đầu lo ngại về căng thẳng Nga-Ukraine leo thang và kết quả kinh doanh yếu kém từ nhà bán lẻ Target, trong khi cũng thận trọng chờ đợi báo cáo lợi nhuận Nvidia quý vừa qua sau khi thị trường đóng cửa.

Cổ phiếu Target giảm tới 21,4% sau khi nhà bán lẻ này dự báo doanh thu và lợi nhuận không đạt được ước tính của thị trường, cũng như hạ triển vọng cả năm.

Kết thúc phiên 20/11: Chỉ số Dow Jones tăng 139,53 điểm (+0,32%), lên 43.408,47 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,13 điểm (+0,002%), lên 5.917,14 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 21,33 điểm (-0,11%), xuống 18.966,14 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi cổ phiếu công nghệ theo chân đà giảm trong phiên đêm qua trên Phố Wall, trong khi cổ phiếu tài chính lại tăng khi kỳ vọng vào việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,85% xuống 38.026,17 điểm. Chỉ số giảm 0,57% xuống 2.682,81 điểm.

Triển vọng của Nvidia là “chìa khóa” cho Nikkei 225, vốn bị tác động mạnh bởi các cổ phiếu liên quan đến chip, chẳng hạn như nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chip Advantest. Phiên này, Advantest giảm 1,6% và nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron giảm 0,4%, SoftBank Group giảm 1,1%.

Cổ phiếu tài chính tăng khi đặt cược vào việc tăng lãi suất chính sách của BOJ, với Tập đoàn tài chính Mizuho tăng 1,32%.

Chứng khoán Trung Quốc giằng co và đóng cửa tăng nhẹ trong phiên giao dịch khá ảm đạm khi thiếu đi chất xúc tác.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,07% lên 3.370,40 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,09% lên 3.989,30 điểm.

Chứng khoán Hồng Kông đã giảm sau ba ngày tăng, khi các nhà đầu tư chờ đợi các chính sách kích thích tiếp theo từ Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,53% xuống 19.601,11 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,79% xuống 7.034,89 điểm.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm chất xúc tác mới trên thị trường, sau khi các biện pháp tài khóa đã được thông báo từ Quốc hội Trung Quốc không mấy ấn tượng và mối đe dọa về mức thuế quan cao hơn của Mỹ đang hiện hữu.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng sau báo cáo kết quả kinh doanh của gã khổng lồ chip Mỹ Nvidia.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI mất 1,66 điểm, tương đương 0,07%, xuống 2.480,63 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn liên quan đến chip như Samsung Electronics tăng 2%, nhưng SK hynix giảm 1,1%.

Kết thúc phiên 21/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 326,17 điểm (-0,85%), xuống 38.026,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,41 điểm (+0,07%), lên 3.370,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 103,90 điểm (-0,53%), xuống 19.601,01 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 1,66 điểm (-0,07%), xuống 2.480,63 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- VIS Rating: Bộ đệm rủi ro của các ngân hàng vẫn ở mức yếu

Báo cáo về ngành ngân hàng do VIS Rating vừa công bố với nhận định rủi ro tài sản được kiểm soát nhờ quy mô cho vay hạn chế với khu vực bị ảnh hưởng bởi bão. Các ngân hàng nhỏ chịu tác động lớn nhất từ biên lãi ròng và chi phí tín dụng..>> Chi tiết

- Trong hơn 10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chỉ có một thương vụ IPO

Việt Nam chỉ có một thương vụ IPO, huy động được khoảng 37 triệu USD kể từ đầu năm tới ngày 15/11/2024..>> Chi tiết

- IMF: Thuế quan trả đũa có thể làm suy yếu tăng trưởng của châu Á

Hôm thứ Ba (19/11), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, thuế quan "ăn miếng trả miếng" có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và phá vỡ chuỗi cung ứng ngay cả khi khu vực này vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn