Thị trường tài chính 24h: Giá Bitcoin lao dốc mạnh

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 20/12 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 81,80 – 83,80 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 8,9 USD lên 2.594,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên 2.600 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 108,24 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.324 đồng/USD, tăng 20 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.240 – 25.540 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm mạnh từ 104.200 USD xuống 100.400 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục xu hướng giảm và lùi về 95.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,61 USD (-0,88%), xuống 68,77 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng giảm 0,62 USD (-0,85%), xuống 72,26 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Thị trường tăng điểm nhẹ từ khá sớm, nhưng việc thiếu các nhóm trụ cột dẫn dắt cùng dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài, đã khiến VN-Index chỉ biến động quanh mốc tham chiếu.

Sau giờ nghỉ trưa, chỉ số có nhịp tăng khá tích cực lên 1.260 điểm, nhưng đã bị đẩy ngược trở lại và đóng cửa tăng nhẹ.

Kết thúc phiên giao dịch 20/12: VN-Index tăng 2,83 điểm (+0,23%), lên 1.257,5 điểm; HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,21%), xuống 227,07 điểm; UPCoM-Index tăng 0,67 điểm (+0,72%), lên 93,39 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Sáu (19/12), sau khi chịu cú sốc trong phiên trước đó, ảnh hưởng bởi việc Fed dự báo chỉ hạ lãi suất 2 lần trong năm 2025, giảm so với 4 lần đã dự kiến trong dự báo gần đây nhất vào tháng 9.

Kết thúc phiên 19/12: Chỉ số Dow Jones tăng 15,37 điểm (+0,04%), lên 42.342,24 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,08 điểm (-0,09%), xuống 5.867,08 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 19,93 điểm (-0,10%), xuống 19.372,77 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong gần 2 tháng khi sự suy yếu của Phố Wall và sự thận trọng trước các quyết định chính sách lớn của ngân hàng trung ương đã đè nặng đến thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,29% xuống 38.701,90 điểm và giảm 1,9% trong tuần. Chỉ số Topix giảm 0,44% xuống 2.701,99 điểm và mất 1,7% trong tuần.

Chứng khoán Nhật Bản nhận được rất ít sự hỗ trợ từ quyết định không tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào thứ Năm và từ cuộc họp báo sau đó của Thống đốc BOJ Kazuo Ueda, nơi ông cho biết cần thời gian đáng kể để đánh giá triển vọng tiền lương trong nước và nền kinh tế bên ngoài, chủ yếu là Mỹ.

Điều này xảy ra sau khi Fed báo hiệu tốc độ cắt giảm lãi suất thận trọng hơn vào năm 2025.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi thị trường đón nhận quyết định không bất ngờ từ ngân hàng trung ương nước này.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,05% xuống 3.368,07 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,45% xuống 3.927,74 điểm.

Thông tin đáng chú ý nhất là việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo giữ nguyên lãi suất cơ bản cho vay một năm và 5 năm lần lượt ở mức 3,1% và 3,6%, phù hợp với dự báo.

Mặc dù vậy, các nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng hỗ trợ chính sách bổ sung vào năm 2025, bao gồm cắt giảm lãi suất hơn nữa, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), cùng các biện pháp tài khóa mạnh mẽ hơn.

Chứng khoán Hồng Kông giằng co quanh tham chiếu và đóng cửa giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm những tín hiệu mới, sau khi đón nhận thông điệp có phần diều hâu của Fed về lãi suất vào năm tới.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,16% xuống 19.720,70 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,12% xuống 7.143,88 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm và có thời điểm đánh rơi mốc quan trọng 2.400 điểm trong phiên thứ Sáu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 31,78 điểm, tương đương -1,3% xuống 2.404,15 điểm.

Kết thúc phiên 20/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 111,68 điểm (-0,29%), xuống 38.701,90 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,96 điểm (-0,06%), xuống 3.36807 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 31,81 điểm (-0,16%), xuống 19.720,70 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 31,78 điểm (-1,30%), xuống 2.404,15 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng đối mặt với rủi ro công nghệ

Rủi ro công nghệ và nguy cơ bị tấn công luôn rình rập khiến nhiều ngân hàng phải tính tới lập quỹ dự phòng rủi ro. Một loạt quy định mới áp dụng từ năm 2025 được kỳ vọng sẽ ngăn chặn bớt tình trạng lừa đảo..>> Chi tiết

- Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam

Nếu tăng đầu tư cho vận tải đường thủy thêm 2-3%/năm (đạt 5-7% tổng đầu tư cho GTVT) sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn bởi chi phí trung bình/tấn-km của vận tải đường bộ cao gấp 3 - 5 lần so với vận tải thủy nội địa..>> Chi tiết

- Nâng cao kỷ luật thị trường trái phiếu

Ông Nguyễn Đình Duy, Giám đốc, Chuyên gia phân tích cao cấp Xếp hạng tín nhiệm và Nghiên cứu, VIS Rating cho rằng, những quy định mới trong Luật Chứng khoán 2024 sẽ giúp tăng cường tính minh bạch của các đợt phát hành trái phiếu, gia tăng kỷ luật thị trường và giúp bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn..>> Chi tiết

- Các thị trường mới nổi tăng cường bảo vệ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh

Các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi đang hình thành tuyến phòng thủ khi đồng đô la tăng giá đẩy nhiều đồng tiền xuống mức thấp nhất trong nhiều năm..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn