Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 14/5 giảm 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 86,00 – 89,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 24,4 USD xuống 2.336,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co nhẹ quanh ngưỡng 2.340 USD trước khi bật lên trên 2.345 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,24 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.269 đồng/USD, tăng nhẹ 3 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.182 – 25.482 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 61.300 USD lên trên 63.100 USD thì sang ngày hôm nay đã đi ngang trước khi lùi về 61.700 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,02 USD (+0,03%), lên 79,14 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,01 USD (+0,01%), lên 83,31 USD/thùng.
VN-Index nhích nhẹ
VN-Index bật tăng từ sớm nhờ đà khởi sắc của VIC, sau thông tin công ty thành viên VinFast chính thức nhận đặt cọc mẫu xe điện mini VF3.
Tuy nhiên, đà hưng phấn không duy trì lâu, sự thận trọng nhanh chóng gia tăng sau đó khiến VN-Index hạ dần độ cao và đóng cửa chỉ còn tăng nhẹ, thanh khoản tiếp tục suy giảm mạnh.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 27,91 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 850,74 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/5: VN-Index tăng 3,1 điểm (+0,25%), lên 1.243,28 điểm; HNX-Index tăng 0,59 điểm (+0,25%), lên 236,95 điểm; UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,15%), lên 91,62 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ có thêm một phiên ít thay đổi trong ngày thứ Hai (13/5), khi giới đầu tư chờ đợi dữ liệu chính thức về chỉ số giá tiêu dùng. Đáng chú ý khác phiên này là sự trở lại đầy bất ngờ của cổ phiếu “meme” nổi tiếng nhất GameStop.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư và dự báo sẽ tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 3,4% trên cơ sở hàng năm, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.
Ở những nơi khác trên thị trường, cổ phiếu "meme" GameStop tăng 75% lên gần 30,5 USD, sau khi “Roaring Kitty”, biệt danh của một cá nhân đầu tư trên nền tảng Reddit đứng sau cơn sốt cổ phiếu meme năm 2021 đã đăng một post trên nền tảng Twitter (X) lần đầu tiên sau 3 năm.
Kết thúc phiên 13/5: Chỉ số Dow Jones giảm 81,33 điểm (-0,21%), xuống 39.431,51 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,26 điểm (-0,02%), xuống 5.221,42 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 47,37 điểm (+0,29%), lên 16.388,24 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giằng co và tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho giai đoạn cuối của mùa báo cáo kết quả kinh doanh thu dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ có trong ngày hôm sau.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,46% lên 38.356,06 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,25% lên 2.730,95 điểm.
Báo cáo kết quả kinh doanh tạo ra mức độ phân hóa đáng chú ý, với cổ phiếu lớn SoftBank Group, đã tăng 4,34% để trở thành hỗ trợ lớn nhất cho Nikkei 225.
Cổ phiếu Furukawa Electric tăng gần 19%, trong khi cổ phiếu nhà máy lọc dầu ENEOS Holdings tăng hơn 10% sau khi báo cáo kết quả kinh doanh trong phiên chiều.
Ở chiều ngược lại, công ty xây dựng Kajima và công ty hóa chất Tosoh Corp là hai cổ phiếu giảm hàng đầu, mỗi cổ phiếu giảm gần 9%.
Daiwa Securities là một cổ phiếu giảm đáng chú ý khác, giảm 6,82% sau tin tức rằng họ sẽ đầu tư 51,9 tỷ yên (331,78 triệu USD) vào Ngân hàng Aozora để trở thành cổ đông lớn nhất
Chứng khoán Trung Quốc giảm khi đồng nhân dân tệ suy yếu, trong khi khi các thông tin về các mức thuế quan mới của Mỹ trong tuần này và số liệu tăng trưởng tín dụng yếu của Trung Quốc đã khiến tâm lý thị trường trở nên ảm đạm.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,07% xuống 3.145,77 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,21% xuống 3.657,05 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi giới đầu tư thận trọng trước khi hai gã khổng lồ Alibaba Group Holding và Tencent báo cáo kết quả kinh doanh.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,22% xuống 19.073,71 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,3% xuống 6.741,41 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ, một ngày trước ngày nghỉ lễ và tâm lý thận trọng cũng gia tăng khi mai Mỹ cũng công bố báo cáo lạm phát tháng 4.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 3,13 điểm, tương đương 0,11% lên 2.730,34 điểm.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi chỉ số giá sản xuất của Mỹ Dữ liệu (PPI) vào thứ Ba, tiếp theo là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ có vào thứ Tư.
Kết thúc phiên 14/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 176,60 điểm (+0,46%), lên 38.356,06 điểm Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,25 điểm (-0,07%), xuống 3.145,77 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 41,35 điểm (-0,22%), xuống 19.073,71 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 3,13 điểm (+0,11%), lên 2.730,34 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nền lãi suất vay vẫn duy trì mức thấp
Mặt bằng lãi suất tiết kiệm ngân hàng bắt đầu tăng trở lại, với khoảng 0,3 - 0,5%/năm và dự báo sẽ tăng lên khoảng 1%/năm từ cuối năm nay, song lãi vay chưa thể tăng theo..>> Chi tiết
- Quay lại vùng tích lũy
Đà tăng của VN-Index dừng lại trong 2 phiên cuối tuần qua, sau khi tiến tới ngưỡng cản trung hạn 1.250 điểm. Với góc nhìn trung hạn, chỉ số đã quay trở lại vùng tích lũy trong kênh 1.150 - 1.250 điểm..>> Chi tiết
- AFC Vietnam Fund: Thị trường sẽ hồi phục trong tháng 5 và tháng 6
AFC Vietnam Fund duy trì góc nhìn lạc quan vào sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường trong tháng 5 và tháng 6..>> Chi tiết
- Hàn Quốc tăng cường giám sát để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu bất động sản
Hôm thứ Hai (13/5), cơ quan giám sát tài chính của Hàn Quốc cho biết đang mở rộng và tăng cường đánh giá các dự án bất động sản nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực này..>> Chi tiết