Thị trường tài chính 24h: Giá vàng và Bitcoin tăng tốc

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 20/2 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 90,00 – 92,30 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm nhẹ 2,2 USD xuống mức 2.933,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều tăng và lên trên 2.950 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,98 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/2 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.643 đồng/USD, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.350 – 25.710 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 94.600 USD lên 96.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và lên trên 97.200 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,34 USD (-0,47%), xuống 71,91 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,06 USD (+0,08%), lên 76,10 USD/thùng.

VN-Index tiếp đà tăng

Sau phiên sáng tăng điểm nhẹ với đầu tàu VHM, thị trường bước vào phiên chiều với bảng điện tử phân hóa mạnh hơn và dòng tiền có phần thận trọng.

Mặc dù vậy, động lực VHM vẫn được duy trì khiến tâm lý nhà đầu tư vững tin hơn. Chỉ số VN-Index theo đó đã ít biến động, đi ngang quanh ngưỡng 1.292 với biên độ không đáng kể trong suốt cả phiên.

Kết thúc phiên giao dịch 20/2: VN-Index tăng 4,42 điểm (+0,34%), lên 1.292,98 điểm; HNX-Index tăng 0,23 điểm (+0,1%), lên 238,02 điểm; UpCoM-Index tăng 0,74 điểm (+0,75%), lên 100,08 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Tư (19/2), khi các nhà đầu tư xem xét bản cuộc họp chính sách tháng 1 của Fed, dù có những lo ngại nhất định về việc đe dọa áp thuế quan mới nhất của ông Donald Trump.

Chính sách thuế quan của Trump đã làm dấy lên những lo ngại về lạm phát sẽ quay trở lại mức cao khiến Fed sẽ tiếp tục chậm lại trong việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Kết thúc phiên 19/2: Chỉ số Dow Jones tăng 71,25 điểm (+0,16%), lên 44.627,59 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,57 điểm (+0,24%), lên 6.144,15 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 14,99 điểm (+0,08%), lên 20.056,25 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà sản xuất ô tô chịu ảnh hưởng bởi đồng yên mạnh lên, trong khi các nhà đầu tư đánh giá tác động tiềm tàng của mối đe dọa thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,24% xuống 38.678,04 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,18% xuống 2.734,60 điểm.

"Sức mạnh của đồng yên và sự không chắc chắn xung quanh chính sách thuế quan của Mỹ đã đẩy chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh trong phiên hôm nay", Naoki Fujiwara, nhà quản lý quỹ cấp cao tại Shinkin Asset Management cho biết.

Đồng yên đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng là 150,52 yên/USD do lo ngại về tác động của thuế quan của Trump và khả năng cao việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất trong năm nay.

Theo đó, các nhà sản xuất ô tô, với Toyota Motor giảm 1,6%, Honda Motor và Nissan Motor lần lượt giảm 1,4% và 2,8%.

Trong khi đó, lo lắng về lãi suất cao hơn cũng đè nặng lên tâm lý thị trường, sau khi, thành viên hội đồng quản trị BOJ Hajime Takata đã kêu gọi tăng lãi suất nhiều hơn để tránh rủi ro lạm phát.

Chứng khoán Trung Quốc đóng cửa gần như không đổi, khi ông Trump báo hiệu thỏa thuận tiềm năng với nước này về thương mại.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm nhẹ 0,02% xuống 3.350,78 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,29% xuống 3.92890 điểm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc là có thể đạt được, báo hiệu triển vọng tích cực cho quan hệ với Bắc Kinh.

Về mặt chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) giữ nguyên lãi suất cho vay để duy trì ổn định tài chính. Theo đó, PBOC đã giữ lãi suất cho vay cơ bản một năm và 5 năm lần lượt ở mức 3,1% và 3,6%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm do lo ngại đợt tăng gần đây của của công nghệ đang quá nóng mà không có sự hỗ trợ vững chắc trong tăng trưởng lợi nhuận.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,60% xuống 22.576,98 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,66% xuống 8.322,56 điểm.

Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã tăng khoảng 285 tỷ USD giá trị thị trường trong năm nay, theo dữ liệu của Bloomberg, nhờ một đợt phục hồi được thúc đẩy bởi sự đột phá về AI của DeepSeek.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi lực bán chốt lời gia tăng sau liên tiếp 7 phiên trước đó đóng cửa trong sắc xanh.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 17,46 điểm, tương đương 0,66% xuống 2.654,06 điểm.

Kết thúc phiên 20/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 486,57 điểm (-1,24%), xuống 38.678,04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,76 điểm (-0,02%), xuống 3.350,78 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 367,26 điểm (-1,60%), xuống 22.576,98 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 17,46 điểm (-0,65%), xuống 2.654,06 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Bơm vốn cho loạt đại dự án, ngân hàng lo vướng room

Quy định về giới hạn cấp tín dụng đang làm khó các ngân hàng trong cung ứng vốn cho các đại dự án triển khai trong thời gian tới. Việc bơm vốn cho các dự án lớn cũng sẽ làm hao hụt đáng kể room tín dụng của các nhà băng..>> Chi tiết

- Thách thức với ngành gỗ và nội thất trong mở rộng, tìm kiếm khách hàng

Trước những biến động toàn cầu, các doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất đang nỗ lực xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Song việc này được nhận định là gặp không ít khó khăn..>> Chi tiết

- Fed trì hoãn hạ lãi suất do lo ngại động thái về thuế quan

Theo biên bản cuộc họp được công bố hôm thứ Tư (19/2), các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng 1 đã nhất trí rằng lạm phát cần hạ nhiệt trước khi hạ lãi suất thêm nữa, và bày tỏ lo ngại về tác động của thuế quan của Tổng thống Donald Trump trong việc thực hiện điều đó..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn