Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 22/1 giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua và giảm tới 700.000 đồng/lượng ở chiều bán so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 73,50 – 76,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 6,6 USD lên 2.029,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt nhẹ và về gần 2.022 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,23 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.031 đồng/USD, giảm 6 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.365 – 24.705 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên gần 42.000 USD thì sang phiên hôm nay đã giảm và lùi về 40.900 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,05 USD (+0,07%), lên 73,46 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,06 USD (-0,04%), xuống 78,53 USD/thùng.
VN-Index tăng nhẹ
Thị trường đã trở nên rung lắc và đảo chiều giảm trong nửa cuối phiên sáng do áp lực bán gia tăng trên diện rộng. Tuy nhiên, nhóm bluechip vẫn là động lực chính giúp VN-Index chỉ biến động trong biên độ hẹp.
Bước sang phiên chiều, VN-Inex duy trì trạng thái đi ngang dưới tham chiếu và chỉ đến khi bị đẩy về mốc 1.175 điểm mới kích thích dòng tiền, tạo trợ lực tốt giúp thị trường đảo chiều bật hồi trở lại sắc xanh thành công khi đóng cửa, dù mức tăng chỉ ở mức thấp.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 24,17 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 511,67 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/1: VN-Index tăng 1,36 điểm (+0,12%), lên 1.182,86 điểm; HNX-Index tăng 0,29 điểm (+0,13%) lên 229,77 điểm; UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (+0,25%), lên 87,72 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng vọt trong phiên thứ Sáu (19/1), khi nhà đầu tư mua bắt đáy trở lại.
Phiên này, cổ phiếu công nghệ tăng vọt 2,35% và đóng góp chính cho thị trường, đặc biệt là S&P 500 khi có các công ty lớn.
Dữ liệu tiêu dùng được công bố trong ngày cũng cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang trở nên tin tưởng hơn vào nền kinh tế và lạm phát và khảo sát người tiêu dùng của Đại học Michigan cho thấy mức tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 7/2021.
Kết thúc phiên 19/1: Chỉ số Dow Jones tăng 395,19 điểm (+1,05%), lên 37.863,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 58,87 điểm (+1,23%), lên 4.839,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 255,32 điểm (+1,70%), lên 15.310,97 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất mới trong 34 năm, khi mức kỷ lục của S& 500 của Mỹ được thiết lập vào thứ Sáu tuần trước đã thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,62% lên 36.546,95 điểm, mức chưa từng thấy kể từ tháng 2/1990. Chỉ số Topix tăng 1,39% lên 2.544,92 điểm.
Cổ phiếu các cổ phiếu liên quan đến chip vẫn là những động lực lớn nhất, với SoftBank Group tăng 2,41%, nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chip Advantest tăng 3,52%.
Mức tăng 9,2% của Nikkei 225 từ đầu năm đến nay đã đưa chỉ số này vượt trên các các chỉ số khác tại các thị trường phát triển. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã cảnh báo về khả năng điều chỉnh, khi các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường đã quá nóng. Ví dụ, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) nằm ở mức 76,2 điểm, cao hơn mức 70 báo hiệu bước vào vùng quá mua.
“Mặc dù Nikkei 225 có vẻ sẽ có một đợt pullback ngắn hạn, nhưng xu hướng tăng vẫn còn nguyên vẹn và mức kiểm tra 37.000 điểm có thể xảy ra trong những tuần tới”, Chiến lược gia Kelvin Wong của OANDA nhận định.
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh, khi dòng vốn nước ngoài tiếp tục chảy ra do lo ngại về tăng trưởng kinh tế ngày càng sâu sắc, bất chấp dấu hiệu hỗ trợ thanh khoản từ các quỹ được nhà nước hậu thuẫn gần đây.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,68% xuống 2.756,34 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,56% xuống 3.218,90 điểm.
Đối mặt với thị trường trong nước suy yếu, các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục đang đổ xô vào các quỹ đầu tư vào các thị trường nước ngoài, như Nhật Bản và Ấn Độ, gây ra cảnh báo từ các nhà quản lý tiền tệ phải thận trọng và hạn chế dòng vốn chảy ra.
Morgan Stanley cho biết các quỹ nước ngoài đã bán khoảng 1,6 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc từ đầu năm đến nay, chủ yếu do các quỹ mở châu Âu và tiền thụ động Hồng Kông.
Morgan Stanley còn ước tính rằng các nhà đầu tư EU có thể bán thêm 1,8 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc, trong khi các quỹ đầu tư thụ động Hồng Kông có thể bán thêm 250 triệu USD.
Tâm lý thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi chiến thắng của Donald Trump trong cuộc họp kín của đảng Cộng hòa tại Iowa, do cựu tổng thống Mỹ "đề xuất lập trường cứng rắn với Trung Quốc".
Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ, do thiếu các gói kích thích kinh tế mới và các biện pháp hỗ trợ thị trường làm thêm sự bi quan của nhà đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,33% xuống 14.951,70 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,51% xuống 4.998,48 điểm.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises đang tiến gần đến đến mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 2005 và là một trong những chỉ số chính hoạt động kém nhất châu Á.
Đà sụt giảm của thị trường có thể là do "thiếu chất xúc tác trong ngắn hạn và các lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn trong khu vực. "Thị trường toàn cầu đã tăng mạnh trong lĩnh vực chip và đây là ngành mà Trung Quốc dễ bị tổn thương và đang chịu thất thế do căng thẳng địa chính trị", Marvin Chen, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cho biết.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà sản xuất pin sụt giảm do lo ngại về nhu cầu đã lấn át mức tăng của cổ phiếu các nhà sản xuất chip.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 8,39 điểm, hoặc 0,34% xuống 2.464,35 điểm.
Nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 3%, trong khi các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation giảm lần lượt 4,28% và 4,67%.
Các nhà sản xuất vật liệu pin LG Chem và POSCO cũng giảm lần lượt mất 4,33% và 3,86%.
Trong khi đó, hai cổ phiếu lớn ngành chip giúp chỉ số không giảm sâu hơn với Samsung Electronics tăng 0,54% và SK Hynix tăng 0,92%.
Kết thúc phiên 22/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 583,68 điểm (+1,62%), lên 36.546,95 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 75,94 điểm (-2,68%), xuống 2.756,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 347,51 điểm (-2,27%), xuống 14.961,18 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 8,39 điểm (-0,34%), xuống 2.464,35 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Không còn nhiều dư địa hạ lãi suất
Lãi suất tiết kiệm được dự báo giảm nhẹ trong quý đầu năm, nhưng sau đó sẽ duy trì ổn định trong năm nay..>> Chi tiết
- Chờ “sóng” lan tỏa
Dòng tiền đang tập trung vào nhóm vốn hóa lớn, tạo ra khoảng cách rộng so với nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ, nhưng để thị trường tạo “sóng” có thể cần đến sự lan tỏa của dòng tiền..>> Chi tiết
- Đà tăng đối diện thách thức lớn
Quán tính tăng mạnh với lực đẩy từ nhóm ngân hàng có thể giúp VN-Index tiến đến vùng mục tiêu tiếp theo tại 1.200 điểm, nhưng kèm theo đó là khả năng thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh để tái tạo sự hấp dẫn cho các cơ hội đầu tư mới..>> Chi tiết
- Kỳ vọng “sóng” bền
VN-Index tiếp tục trạng thái đi lên trong nghi ngờ và lịch sử cho thấy, trạng thái tâm lý của nhà đầu tư càng nghi ngờ thì sóng tăng thường bền..>> Chi tiết
- Moody's đánh giá triển vọng tiêu cực về mức độ tín nhiệm quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Moody's Investor Service đã đưa ra triển vọng tiêu cực về mức độ tín nhiệm quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay, do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn của Trung Quốc cũng như nguồn vốn thắt chặt và rủi ro địa chính trị..>> Chi tiết