Thị trường tài chính 24h: Khả tăng trưởng tín dụng cả năm 15% trở nên khả thi

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 11/10 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 82,50 – 84,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua qua tại Mỹ tăng 22,2 USD lên 2.629,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lên gần 2.650 USD, trước khi lùi về dưới 2.640 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,84 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 11/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.175 đồng/USD, tăng nhẹ 3 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.610 – 25.000 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ gần 61.700 USD xuống 60.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã bật hồi và lên 60.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,53 USD (-0,70%), xuống 75,38 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,53 USD (-0,67%), xuống 78,87 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục tăng nhẹ

Thị trường tiếp tục trạng thái lình xình từ sớm và VN-Index đảo chiều điều chỉnh nhẹ khi áp lực bán lan rộng.

Sau giờ nghỉ trưa, giao dịch khá ảm đạm khi tâm lý thận trọng vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, nhóm VN30 đã một lần nữa làm tốt vai trò gánh vác thị trường, giúp VN-Index đảo chiều hồi phục về cuối phiên.

Kết thúc phiên giao dịch 11/10: VN-Index tăng 2,03 điểm (+0,16%), lên 1.288,39 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm (+0,04%) lên 231,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,03%), lên 92,6 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ chỉ giảm nhẹ trong phiên Năm (10/10), khi các nhà đầu tư đón nhận dữ liệu lạm phát mới và tìm kiếm dấu hiệu về khả năng cắt giảm lãi suất sắp tới của Fed.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Mỹ được công bố cho thấy mức tăng 0,2% so với tháng trước đó. Trên cơ sở 12 tháng, CPI đã tăng 2,4% và là mức tăng theo năm thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Kết thúc phiên 10/10: Chỉ số Dow Jones giảm 57,88 điểm (-0,14%), xuống 42.454,12 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,99 điểm (-0,12%), xuống 5.780,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,57 điểm (-0,05%), xuống 18.282,05 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, được thúc đẩy bởi cổ phiếu lớn Fast Retailing và các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,57% lên 39.605,80 điểm và tăng hơn 2% trong tuần. Chỉ số Topix giảm 0,24% xuống 2.706,20 điểm.

Fast Retailing tăng mạnh hơn 6% và đóng góp lớn nhất cho Nikkei 225, sau khi công bố lợi nhuận hoạt động đạt kỷ lục, tăng 31% lên hơn 500 tỷ yen (3,35 tỷ USD) trong 12 tháng gần nhất tính đến tháng 8 năm nay, tăng so với mức 381,1 tỷ yen (2,56 tỷ USD) cùng kỳ năm trước.

Nhóm cổ phiếu liên quan đến chip cũng nhích lên với Advantest tăng 3,5% và Tokyo Electron nhích nhẹ 0,4%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do thận trọng đã thắng thế trước cuộc họp báo của Bộ tài chính vào ngày mai.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,55% xuống 3.217,74 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 2,77% xuống 3.887,17 điểm.

Các nhà đầu tư đang mong đợi cuộc họp báo vào sáng thứ Bảy của Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc. Họ kỳ vọng có thêm một gói kích thích tài chính, có thể bao gồm việc bán trái phiếu chính phủ và trợ cấp để thúc đẩy tiêu dùng.

Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Trùng Cửu.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, ngay cả khi ngân hàng trung ương nước này thông báo cắt giảm.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 2,25 điểm, tương đương 0,087% xuống 2.596,91 điểm.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,25% xuống còn 3,25% sau khi đã giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức cao nhất trong 16 năm trong 13 tháng liên tiếp.

Dữ liệu đáng chú ý khác trong ngày là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng cổ phiếu Hàn Quốc tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9.

Cụ thể, họ đã bán ròng 7,36 nghìn tỷ won (5,45 tỷ USD) cổ phiếu vào tháng 9, sau khi bán ròng 2,51 nghìn tỷ won trong tháng 8, chấm dứt chuỗi mua kéo dài chín tháng trước đó.

Tính đến cuối tháng 9, giá trị cổ phiếu Hàn Quốc do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ở mức 746,9 nghìn tỷ won, giảm 55,1 nghìn tỷ won so với một tháng trước. Số tiền này chiếm 28% tổng vốn hóa thị trường, giảm 1,2% so với mức 29,2% vào cuối tháng 8.

Kết thúc phiên 11/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 224,91 điểm (+0,57%), lên 39.605,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 84,19 điểm (-2,55%), xuống 3.217,74 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 2,25 điểm (-0,08%), xuống 2.596,91 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến?

Tín dụng tháng 9/2024 có tốc độ tăng cao gấp gần 3 lần tốc độ tăng bình quân các tháng đầu năm, khiến khả năng đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2024 (15%) trở nên khả thi..>> Chi tiết

- Sửa Luật Chứng khoán, cần bổ sung chế tài xử lý hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, một số thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc sửa Luật này cũng cần bổ sung chế tài xử lý nghiêm đối với những hành vi thao túng thị trường chứng khoán; kêu gọi, chào bán trái phiếu tới người dân nhưng không đúng quy định làm ảnh hưởng lớn tới hệ thống ngân hàng...>> Chi tiết

- WTO: Thương mại hàng hóa toàn cầu đang trên đà phục hồi mặc dù rủi ro suy giảm vẫn còn

Hôm thứ Năm (10/10), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nâng dự báo về khối lượng thương mại toàn cầu trong năm nay và có khả năng tăng trưởng thêm 3% vào năm 2025, với giả định rằng các cuộc xung đột ở Trung Đông được kiểm soát..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn