Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/1 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 72,00 – 75,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 17,6 USD xuống 2.041,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên gần 2.050 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,17 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.915 đồng/USD, tăng 29 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.190 – 24.530 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua lao dốc về 43.000 USD thì sang phiên hôm nay đã hãm đà rơi và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,77 USD (+1,06%), lên 73,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,64 USD (+0,82%), lên 78,89 USD/thùng.
VN-Index vượt 1.150 điểm
Thị trường đã có lúc tăng vọt lên 1.160 điểm nhờ động lực lớn vẫn đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù vậy, tính từ mốc điểm này thì VN-Index đã ghi nhận mức tăng gần 70 điểm.
Do đó, không khó hiểu khi điều này đã kích hoạt lực bán chốt lời gia tăng, bảng điện tử xuất hiện thêm nhiều sắc đỏ và nhóm ngân hàng hạ độ cao đã khiến VN-Index hạ độ cao, nhưng vẫn giữ được mức trên 1.150 điểm khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,32 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 99,07 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/11: VN-Index tăng 6,55 điểm (+0,57%), lên 1.150,72 điểm; HNX-Index tăng 0,92 điểm (+0,40%), lên 232,56 điểm; UpCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,09%), xuống 87,73 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Tư (3/1), do sự không chắc chắn về thời điểm Fed có đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong năm và nhà đầu tư dường như đã kiềm chế đặt cược.
Theo biên bản cuộc họp của Fed công bố, một số thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết có thể cần phải giữ lãi suất cơ bản ở mức cao nếu lạm phát không hợp lý, và một số quan chức khác lưu ý về khả năng tăng lãi suất bổ sung tùy theo tình hình.
Kết thúc phiên 3/1: Chỉ số Dow Jones giảm 284,85 điểm (-0,76%), xuống 37.430,19 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 38,02 điểm (-0,80%), xuống 4.704,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 173,73 điểm (-1,18%), xuống 14.592,21 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2024, khi các hãng hàng không, xây dựng và tiện ích phản ứng với vụ va chạm máy bay hôm thứ Ba và trận động đất mạnh xảy ra ở miền tây vào đầu tuần này.
Đóng cửa, Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,53% xuống 33.288,29 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,52% lên 2.378,79 điểm.
Sự sụt giảm của Nikkei 225 trái ngược với mức tăng 0,52% của chỉ số Topix, khi các nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu có mức chi trả cổ tức, sau khi chương trình đầu tư miễn thuế sửa đổi NISA ra mắt trong năm nay.
Trận động đất xảy ra ở bờ biển phía tây Nhật Bản vào ngày đầu năm mới đã khiến nhất 81 người chết, với các nhân viên cứu hộ vẫn đang khẩn trương tìm kiếm những người sống sót.
Công ty điện lực Hokuriku Electric, có nhà máy điện hạt nhân Shika nằm gần tâm chấn động đất, giảm 2,2% sau khi có lúc giảm tới 8%. Tương tự, Tokyo Electric Power Holdings đã giảm 7% trước khi đóng cửa giảm 2,23%.
Các cổ phiếu công nghệ cũng sụt giảm với Advantest và Tokyo Electron giảm lần lượt 3,79% và 4,95%.
Japan Airlines (JAL) từ mức giảm 2% nhưng đóng cửa tăng 0,77%. Cổ phiếu này đã phải đối mặt với một loạt các lệnh bán từ rất sớm sau vụ tai nạn liên quan đến vụ va chạm giữa một máy bay JAL và một máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển tại sân bay Haneda của Tokyo.
"Vụ tai nạn dường như là do lỗi của con người nên thiệt hại sẽ chỉ giới hạn ở JAL", Takamasa Ikeda, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại GCI Asset Management cho biết.
Chỉ số chia sẻ giá trị của Topix tăng 1,35%, trong khi chỉ số chia sẻ tăng trưởng giảm 0,3%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, ngay cả khi một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động dịch vụ tháng 12 mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong năm tháng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,43% xuống 2.954,35 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,92% xuống 3.347,05 điểm.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) dịch vụ Caixin/S&P Global đã tăng lên 52,9 điểm trong tháng 12 từ mức 51,5 điểm của tháng 11, cao hơn mốc 50 tách biệt giữa tăng trưởng và thu hẹp và ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 7.
Được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh mới mạnh mẽ mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng Năm, các công ty cho rằng sự cải thiện là do số lượng khách hàng và chi tiêu tăng lên.
Tuy nhiên, chỉ riêng dữ liệu đáng khích lệ này khó có thể nâng đỡ đáng kể tâm lý thị trường, do sự suy yếu vĩ mô trong lĩnh vực bất động sản và giá tiêu dùng, các nhà phân tích của UBS lưu ý.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi biên bản cuộc họp gần nhất của Fed làm giảm hy vọng cắt giảm lãi suất sớm, nhưng lực mua bắt đáy sau hai phiên giảm đã giúp thị trường hãm đà rơi.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,002% xuống 16.645,98 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,36% lên 5.649,23 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm ngày thứ hai liên tiếp, sau khi biên bản cuộc họp gần nhất của Fed được công bố cho thấy lãi suất sẽ vẫn ở mức cao trong một thời gian.
Đóng cửa, chỉ số Kospi giảm 20,29 điểm, tương đương 0,78% xuống 2.587,02 điểm.
Các tổ chức đã bán ròng 800 tỷ won cổ phiếu, vượt xa lượng mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài và cá nhân trị giá 785 tỷ won.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm nhẹ, với Samsung Electronics giảm 0,5% và nhà sản xuất chip SK hynix giảm 0,3%. Nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor giảm 1,96%, trong khi Kia giảm 0,96%.
Kết thúc phiên 4/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 175,88 điểm (-0,53%), xuống 33.288,29 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,90 điểm (-0,43%), xuống 2.954,35 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 0,43 điểm (-0,002%), xuống 16.645,98 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 20,29 điểm (-0,78%), xuống 2.587,02 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Những kỳ vọng dang dở!
Năm 2023, khi nhiều câu chuyện kỳ vọng không được như dự kiến, thị trường chứng khoán có diễn biến điều chỉnh kể từ giữa tháng 9 và 2 tháng cuối năm đi ngang trong biên độ hẹp..>> Chi tiết
- VDSC: Mừng hay lo chuyện Fed “bồ câu” trở lại, 2 kịch bản VN-Index trong năm 2024
Trong khi nhiều nhà đầu tư kỳ vọng về việc Fed giảm lãi suất điều hành thì mới đây, trong báo cáo chiến lược đầu tư năm 2024, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lại cho rằng không phải các lần Fed giảm lãi suất đều “tốt” cho thị trường..>> Chi tiết
- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cú 'lội ngược dòng' 2023 và thách thức năm 2024
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vừa khép lại một năm khó quên: đóng băng trong nửa đầu năm và khởi sắc rõ rệt vào nửa cuối năm. Tuy nhiên, thách thức vẫn đang đợi doanh nghiệp phát hành trong năm 2024..>> Chi tiết
- Fed: Việc cắt giảm lãi suất có thể diễn ra trong năm 2024
Theo biên bản cuộc họp tháng 12 được công bố hôm thứ Tư (3/1), các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã kết luận rằng việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra vào năm 2024, mặc dù không cung cấp nhiều thông tin về thời điểm điều đó có thể xảy ra..>> Chi tiết