Thị trường tài chính 24h: Lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2025 dự báo tăng khoảng 15%

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 10/1 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 84,70 – 86,020 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7,7 USD lên 2.670,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục nhích lên và vượt 2.680 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 109,15 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.341 đồng/USD, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.198 – 25.558 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 95.000 USD xuống 94.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã hồi phục dần và lên trên 95.200 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,17 USD (+1,58%), lên 75,09 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,30 USD (+1,69%), lên 78,22 USD/thùng.

VN-Index giảm hơn 15 điểm

Lực cầu yếu từ sớm khiến VN-Index gần như chỉ bò ngang quanh tham chiếu trong phiên sáng.

Tuy nhiên, bước sang phiên chiều, sau khi rung lắc ở vùng giá 1.240 điểm, thì áp lực bán đã dâng cao và khiến VN-Index lùi nhanh về mốc 1.230 điểm khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 10/1: VN-Index giảm 15,29 điểm (-1,23%), xuống 1.230,48 điểm; HNX-Index giảm 2,44 điểm (-1,1%) xuống 219,49 điểm; UPCoM-Index giảm 0,94 điểm, tương đương -1,01% xuống 92,15 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày quốc tang cho cựu Tổng thống Jimmy Carter.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ ba liên tiếp, bị kéo lùi bởi đà sụt giảm cổ phiếu lớn Fast Retailing.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,05% xuống 39.190,40 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 1,77%. Chỉ số Topix giảm 0,8% xuống 2.714,12 điểm.

Phần lớn sự sụt giảm của Nikkei 225 là do mức giảm 6,53% của cổ phiếu lớn Fast Retailing.

Trong khi đó, cổ phiếu Seven & i Holdings - công ty điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, đã tăng 4,86% sau khi Bloomberg đưa tin rằng rằng Apollo Global Management đang xem xét đầu tư tới 1,5 nghìn tỷ yên (9,47 tỷ USD) vào một thương vụ M&A.

Chứng khoán Trung Quốc giảm và trên đường lùi về thị trường giá xuống, khi tâm lý thị trường mong manh trước căng thẳng thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,33% xuống 3.168,52 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,25% xuống 3.732,48 điểm.

Chứng khoán Trung Quốc đã bắt đầu năm 2025 khá yếu kém khi cuộc chiến thuế quan với Mỹ đã ở rất gần và có thể khiến kinh tế của Trung Quốc chịu thêm nhiều tác động xấu.

Cùng với đó, Mỹ đã đưa Tencent Holdings Ltd và Contemporary Amperex Technology vào danh sách đen trong tuần này vì bị cáo buộc có liên hệ với quân đội Trung Quốc, trong khi chính quyền Biden đang cân nhắc đưa ra thêm hạn chế mới đối trong việc việc xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo với Trung Quốc.

Các động thái này đã khơi dậy lo ngại rằng căng thẳng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn dưới thời Tổng thống Trump sắp tới.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi các nhà đầu tư lo lắng về sức mạnh phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong bối cảnh tiêu dùng yếu và căng thẳng gia tăng trong quan hệ thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,89% xuống 19.069,65 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,1% xuống 6.901,94 điểm.

Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã mất 118 tỷ USD vốn hóa trong tuần này, với Tencent, shipper Orient Overseas và Zhongsheng Group bị bán tháo hơn 9%.

Mỹ đã thêm một số công ty lớn nhất của Trung Quốc bao gồm Tencent và nhà sản xuất pin EV Contemporary Amperex vào danh sách đen vì bị cáo buộc có quan hệ với quân đội Trung Quốc, gây ra đợt bán tháo.

"Dự kiến nửa đầu năm nay có thể sẽ biến động nhiều hơn đối với thị trường chứng khoán, đặc biệt là khi căng thẳng song phương Mỹ-Trung dự kiến sẽ leo thang ngay sau khi chính quyền mới nhậm chức", Edith Qian, một nhà phân tích tại CGS International cho biết.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi lực bán chốt lời gia tăng sau liên tiếp năm phiên tăng trước đó.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 6,12 điểm, tương đương 0,24% xuống 2.515,78 điểm.

Kết thúc phiên 10/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 414,69 điểm (-1,05%), xuống 39.190,40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 42,87 điểm (-1,33%), xuống 3.168,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 176,60 điểm (-0,92%), xuống 19.064,29 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 6,12 điểm (-0,24%), xuống 2.515,78 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngành ngân hàng nối tiếp đà phục hồi

Lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng năm 2025 được VCBS dự báo tăng khoảng 15% và tiếp tục có sự phân hóa mạnh..>> Chi tiết

- SGI Capital: Chứng khoán 2025 sẽ có biến động lớn và bất ngờ

Thị trường đang đi tới khúc cuối của giai đoạn dao động trong biên hẹp khi sức mua suy yếu, thanh khoản tụt giảm và số lượng cổ phiếu rơi vào pha thủng nền tích lũy ngày càng nhiều..>> Chi tiết

- Cơ hội đầu tư cổ phiếu điện

Để đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế, với mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp điện sẽ được đẩy mạnh trong 2025..>> Chi tiết

- Thị trường trái phiếu chính phủ Anh rơi vào tình trạng bán tháo

Biến động mới nhất trên thị trường trái phiếu chính phủ Anh đã được so sánh với cuộc khủng hoảng nợ của những năm 1970..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn