Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 24/4 tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 82,50 – 84,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 5,1 USD xuống 2.322,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục xu hướng giảm và về gần 2.310 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,85 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.274 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.177 – 25.487 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 66.800 USD thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng lên 67.000 USD, trước khi lùi về lại gần 66.400 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,36 USD (-0,43%), xuống 83,00 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,31 USD (-0,35%), xuống 88,11 USD/thùng.
VN-Index hồi phục mạnh
VN-Index mở cửa với sắc xanh lan tỏa trên bảng điện tử và duy trì đà tăng mạnh trong suốt phiên sáng, thậm chí đã nhanh chóng vượt qua đường MA100.
Dù vẫn còn thận trọng khiến thanh khoản chưa được cải thiện, nhưng bước vào phiên chiều, lực cầu tiếp tục đổ vào thị trường, kéo nhiều mã leo lên mức kịch trần, đặc biệt là nhóm bất động sản đã giúp VN-Index bay cao, vượt qua ngưỡng 1.205 điểm khi đóng cửa với thanh khoản cải thiện hơn so với 2 phiên đầu tuần.
Kết thúc phiên giao dịch 24/4: VN-Index tăng 28,21 điểm (+2,40%), lên 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (+2,35%), lên 227,87 điểm; UPCoM-Index lên 0,86 điểm (+0,98%), lên 88,37 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Ba (23/4) nhờ đà đi lên tích cực của các cổ phiếu megacap và chip.
Các cổ phiếu tăng trưởng Megacap bao gồm Meta Platforms, Microsoft, Alphabet tăng từ 1,2% đến 2,9%. Các cổ phiếu chip tăng cũng hỗ trợ thị trường, với Nvidia, Micron Tech và Advanced Micro Devices (AMD) tăng từ 2,4% đến 3,7%.
Hiện thị trường sẽ chuyển trọng sang chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) cho tháng Ba sẽ được công bố vào thứ Sáu.
Kết thúc phiên 23/4: Chỉ số Dow Jones tăng 263,71 điểm (+0,69%), lên 38.503,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 59,95 điểm (+1,20%), lên 5.070,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 245,33 điểm (+1,59%), lên 15.696,64 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt lên trên ngưỡng 38.000 điểm khi các nhà đầu tư tiếp tục mua các cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực công nghệ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,42% lên 38.460,08 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,67% lên 2710,73 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản đã có một tháng gập ghềnh kể từ khi chỉ số Nikkei 225 từ mức cao kỷ lục hơn 41.087 điểm vào cuối tháng 3 đã giảm mạnh về gần 36.733 điểm vào tuần trước do các yếu tố như lo ngại địa chính trị và áp lực chốt lời.
"Chứng khoán Nhật Bản hiện đang được hưởng giá thầu từ Phố Wall cũng như đồng yên yếu", Charu Chanana, người đứng đầu bộ phận chiến lược tiền tệ và chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Saxo cho biết.
Phiên này, cổ phiếu liên quan đến chip ghi nhận phiên tăng mạnh với Tokyo Electron tăng 7,1% và Advantest tăng 3,6%, Renesas Electronics tăng 10,5% để trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất trong ngày.
Trong các cổ phiếu riêng lẻ, Nikon tăng 10,3%, mức tăng tốt nhất trong 11 năm, sau khi một hồ sơ chính thức cho thấy công ty quản lý đầu tư Silchester nắm giữ 5,02% cổ phần của nhà sản xuất máy ảnh này.
Chứng khoán Trung Quốc tăng khi liên quan đến lĩnh vực hàng không dẫn đầu đà tăng, trong khi cổ phiếu trong lĩnh vực ngân hàng và khai thác than chứng kiến sự sụt giảm trên diện rộng.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,76% lên 3.044,82 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,44% lên 3.521,62 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi các nhà đầu tư lạc quan về đà phục hồi lợi nhuận của công ty trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,02% lên 17.169,21 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,24% lên 6.087,74 điểm.
Cổ phiếu của công ty Bảo hiểm Ping An tăng 3,2% sau khi thước đo lợi nhuận trong tương lai đã tăng vượt dự báo của thị trường trong quý đầu tiên của năm 2024.
Trong số các cổ phiếu tăng điểm nổi bật khác, Alibaba Group Holding tăng 3,7% và Tencent Holdings tăng 2,2%.
Một loạt các công ty dự kiến sẽ công bố kết quả quý đầu tiên cho đến cuối tháng 5 và thu nhập dự kiến sẽ là động lực chính trong những tuần tới.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh, với đà dẫn đầu từ nhóm cổ phiếu chip và pin nhờ triển vọng nhu cầu lạc quan.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 52,73 điểm, tương đương 2,01% lên 2.675,75 điểm.
Nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 4,11% và SK Hynix tăng 5,15%.
Các nhà sản xuất pin như LG Energy Solution tăng 4,05%, Samsung SDI và SK Innovation tăng lần lượt 3,7% và 1,5% tương ứng.
Kết thúc phiên 24/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 907,92 điểm (+2,42%), lên 38.460,08 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 22,84 điểm (+0,76%), lên 3.044,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 372,34 điểm (+2,21%), lên 17.201,27 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 52,73 điểm (+2,10%), lên 2.675,75 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thị trường ngân hàng và những vấn đề phía trước
Ngay cả trong trường hợp quá trình phục hồi nền kinh tế duy trì tốc độ ổn định, cũng phải cần thời gian để phản ánh lên các yếu tố cơ bản của ngân hàng…>> Chi tiết
- Mấu chốt là chất lượng hàng hóa
Tổng lợi nhuận năm 2024 của các doanh nghiệp niêm yết được dự báo tăng 13%, sau khi giảm 2% trong năm 2023. Mùa đại hội là dịp để nhà đầu tư lọc hàng hóa..>> Chi tiết
- Phía sau những đại hội muộn
Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nào cũng chứng kiến một số doanh nghiệp tổ chức đại hội muộn, thậm chí rất muộn. Nguyên nhân có thể do khách quan, nhưng không loại trừ khả năng cố tình trì hoãn do có những vấn đề “khó nói”..>> Chi tiết
- Trung Quốc đang "bơm" thép ra toàn cầu
Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010 đang gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới..>> Chi tiết