Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 3/1 tăng 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 84,00 – 85,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 32,6 USD lên 2.657,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng leo lên trên 2.660 USD/ounce trước khi lùi về 2.655 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 108,95 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 3/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.334 đồng/USD, giảm 8 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.250 – 25.550 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 94.100 USD lên 96.900 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng lên trên 97.300 USD, trước khi lùi về 96.400 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,32 USD (-0,44%), xuống 72,81 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,35 USD (-0,46%), xuống 75,58 USD/thùng.
VN-Index giảm hơn 15 điểm
Áp lực bán từ sớm và dần mạnh lên đã khiến VN-Index dần nới rộng biên độ giảm và chỉ tạm ngừng lại đôi chút ở ngưỡng 1.260 điểm.
Tuy nhiên, khi các nhóm cổ phiếu trụ cột như ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản đều giảm sâu hơn, thì cũng là lúc VN-Index nới thêm đà đi xuống và đóng cửa giảm hơn 15 điểm về dưới 1.255 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch 3/1: VN-Index giảm 15,12 điểm (-1,19%) xuống 1.254,59 điểm; HNX-Index giảm 2,03 điểm (-0,89%) xuống 225,66 điểm; UpCoM-Index giảm 0,71 điểm (-0,75%), xuống 94,34 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới vào ngày thứ Tư (2/1), với áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ.
Cổ phiếu Apple giảm 2,6% gây ảnh hưởng xấu đến thị trường. Trong khi Tesla sụt 6%, sau khi báo cáo số lượng xe giao hằng năm đã giảm trong năm 2024. Trái lại, Nvidia tăng 3%, giúp bù đắp phần nào đà giảm.
Kết thúc phiên 2/1: Chỉ số Dow Jones giảm 151,95 điểm (-0,36%), xuống 42.392,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 13,08 điểm (-0,22%), xuống 5.868,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 30,00 điểm (-0,16%), xuống 19.280,79 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch dịp năm mới.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, ngay cả khi các nhà chức trách có động thái xoa dịu các nhà đầu tư lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc và cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,57% xuống 3.211,43 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,18% xuống 3.775,16 điểm.
Thị trường Trung Quốc ghi nhận mức giảm trong một tuần lớn nhất trong gần một năm, ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường suy yếu khi không có kích thích chính sách mới từ chính phủ và lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump đến gần, cũng là ngày mà “cuộc chiến thuế quan” mới sẽ bắt đầu.
"Chính sách thuế quan của Trump là thanh kiếm của Damocles (ám chỉ một hiểm nguy hoặc một phán quyết đang cận kề)”, Huaan Securities cho biết.
Trong một động thái để xoa dịu các nhà đầu tư đang lo lắng, cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc đã tuyên bố vào cuối ngày thứ Năm rằng họ sẽ trấn áp hoạt động bịa đặt và lan truyền các tin đồn, vốn đã góp phần không nhỏ vào sự trượt dốc của thị trường trong năm trước.
Trong một cử chỉ thân thiện với thị trường khác, ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết họ đã tiến hành vòng thứ hai của hoạt động hoán đổi thanh khoản cơ sở trị giá 55 tỷ nhân dân tệ (7,53 tỷ USD) để củng cố thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã bác bỏ tin đồn về việc các công ty bảo hiểm đã mua lại ồ ạt các quỹ tương hỗ, mà một số nhà đầu tư tin rằng đó là một phần nguyên nhân là do sự sụt giảm của thị trường vào thứ Năm.
Vào đêm thứ Năm, CSRC cho biết họ đã tìm hiểu xem nguồn thông tin sai lệch là ai, đồng thời nói thêm rằng họ sẽ tăng cường giám sát thị trường.
Chứng khoán Hồng Kông hồi phục sau phiên lao dốc hôm qua, sau khi các cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường hỗ trợ cho hoạt động mua vào của tổ chức để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,70% lên 19.760,27 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,97% lên 7.159,28 điểm.
Trong tuần, chỉ số Hang Seng giảm 1,5%, mức giảm một tuần lớn nhất trong gần hai tháng.
Khẩu vị rủi ro của thị trường vẫn đang ở mức thấp và các nhà đầu tư tăng mua các sản phẩm có lợi tức cố định, phản ánh sự hoài nghi về sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc.
Theo đó, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm chuẩn của Trung Quốc đã vượt 1,6% lần đầu tiên trong lịch sử vào thứ Sáu.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng khi các nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu chip và lực mua bắt đáy được đẩy lên cao.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 42,98 điểm, tương đương 1,79% lên 2.441,92 điểm.
Theo Giám đốc điều hành của Fibonacci Asset Management Global, tác động của sự kiện "thiết quân luật và luận tội tổng thống" đã được thị trường hấp thụ hoàn toàn và định giá cổ phiếu Hàn Quốc hiện đang ở mức "rất thấp" và đã kích hoạt lệnh mua tích cực trong phiên hôm nay.
Những cổ phiếu đóng góp hàng đầu vào sự gia tăng của chỉ số bao gồm SK Hynix tăng 6,3%, LG Energy Solution tăng 2,9%, POSCO Future M tăng 6,1%, Samsung Electronics tăng 1,9%.
Kết thúc phiên 3/1: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 51,13 điểm (-1,57%), xuống 3.211,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 136,95 điểm (+0,70%), lên 19.760,27 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 42,98 điểm (+1,79%), lên 2.441,92 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Lãi vay sẽ tăng nhẹ quý I/2025 vì độ trễ
Bối cảnh thị trường tiền tệ thế giới cũng như trong nước thời điểm hiện tại khiến dư địa giảm lãi vay không còn nhiều, nhưng cũng chưa tăng cao trong năm 2025..>> Chi tiết
- Thị trường trái phiếu chạy đua trước giờ G
Các điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp ngặt nghèo hơn áp dụng từ 1/1/2026 có thể sẽ thúc đẩy một cuộc đua phát hành trong năm 2025..>> Chi tiết
- Chứng khoán có “bệ đỡ”
Tuy năm 2025 được kỳ vọng sẽ là năm tăng trưởng mạnh của Việt Nam, nhưng các yếu tố bất định nêu trên có thể dẫn đến những biến động bất thường trên thị trường chứng khoán, đòi hỏi các nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ các kịch bản dự phòng và bám sát diễn biến trên thị trường để kịp thời ứng phó với mọi biến động..>> Chi tiết
- Các nền kinh tế Đông Nam Á phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025
Từ một cuộc chiến thương mại tiềm tàng, suy thoái kinh tế đến tình hình bất ổn địa chính trị ảnh hưởng đến các đối tác thương mại quan trọng, năm 2025 được xem là một năm đầy thách thức đối với các quốc gia Đông Nam Á..>> Chi tiết