Thị trường tài chính 24h: Nhiều lĩnh vực dự báo hưởng lợi từ đầu tư công tăng tốc

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 9/1 tăng 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 84,50 – 86,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 14,8 USD lên 2.663,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và gần như đi ngang quanh ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 109,08 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.338 đồng/USD, tăng 8 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.194 – 25.554 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 97.900 USD xuống 95.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về gần 93.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,31 USD (-0,42%), xuống 73,01 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,22 USD (-0,29%), xuống 75,94 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Những nghi ngờ về một phiên thanh khoản xuống thấp trong nhiều năm gần đây đã xuất hiện ở nửa cuối phiên sáng, khi dòng tiền mất hút và khi tạm nghỉ giờ trưa chỉ hơn 3.300 tỷ đồng giá trị giao dịch trên sàn.

Điều này thực sự đã được ghi nhận khi đóng cửa phiên chiều nay, khi thanh khoản còn giảm mạnh hơn phiên hôm qua - phiên ghi nhận dòng tiền yếu nhất trong hơn 14 tháng.

Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm trong phiên chiều và chỉ khi về gần 1.240 điểm mới bật hồi thu hẹp đà giảm một cách nhọc nhằn.

Kết thúc phiên giao dịch 9/1: VN-Index giảm 5,25 điểm (-0,42%), xuống 1.245,77 điểm; HNX-Index tăng 0,07 điểm (+0,03%), lên 221,94 điểm; UpCoM-Index giảm 0,5 điểm (-0,54%) xuống 93,03 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Tư (8/1), khi sự không chắc chắn chiếm ưu thế trên Phố Wall sau khi hai bộ dữ liệu việc làm mâu thuẫn và một báo cáo cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cân nhắc tuyên bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia.

Tâm lý thị trường xấu đi sau khi một báo cáo của CNN cho biết ông Trump đang cân nhắc xây dựng chương trình thuế quan mới bằng cách sử dụng Đạo luật Quyền lực Khẩn cấp Kinh tế Quốc tế.

Các nhà đầu tư cũng thận trọng và đánh giá Báo cáo việc làm quốc gia của ADP, mở tab mới cho thấy tăng trưởng bảng lương tư nhân chậm lại trong tháng 12/2024, mặc dù một báo cáo riêng của Bộ Lao động lại cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã giảm.

Kết thúc phiên 8/1: Chỉ số Dow Jones tăng 106,84 điểm (+0,25%), lên 42.635,20 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,22 điểm (+0,16%), lên 5.918,25 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 10,80 điểm (-0,05%), xuống 19.478,88 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời sau đợt phục hồi gần đây, với cổ phiếu liên quan đến chip là tâm điểm chính kéo lùi thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,94% xuống 39.605,09 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,23% xuống 2.735,92 điểm.

"Chỉ số Nikkei 225 đã tăng cao đến mức thúc đẩy các nhà đầu tư bán cổ phiếu để đảm bảo lợi nhuận”, Masahiro Ichikawa, chiến lược gia thị trường trưởng tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã vượt qua 40.000 điểm và chạm mức cao nhất trong 5 tháng là 40.398,23 điểm vào phiên 27/12/2024.

Cổ phiếu liên quan đến chip ảnh hưởng lớn nhất đối với chỉ số, với Tokyo Electron và Advantest lần lượt giảm 1,83% và 2%.

Trong khi đó, Kawasaki Kisen giảm 5,8% và Nippon Yusen mất 5,2%, và trở thành những cổ phiếu hoạt động kém nhất trên Nikkei 225.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi dữ liệu chính thức nhấn mạnh áp lực giảm phát dai dẳng, bất chấp các biện pháp kích thích tiêu dùng mới của chính phủ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,58% xuống 3.211,39 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,25% xuống 3.779,88 điểm.

Dữ liệu chính thức cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc hầu như không tăng vào năm 2024, trong khi giá cổng nhà máy kéo dài sang năm giảm thứ hai liên tiếp.

"Áp lực giảm phát vẫn dai dẳng. Chi tiết về trợ cấp của chính phủ đối với một số hàng tiêu dùng được công bố ngày hôm qua là tích cực. Nhưng suy thoái trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa kết thúc và tiếp tục đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng”, Zhiwei Zhang, Chủ tịch kiêm Nhà kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management cho biết.

Quan điểm này được lặp lại bởi Goldman Sachs, cho rằng sự gia tăng đáng kể của Trung Quốc trong các biện pháp nới lỏng chính sách chỉ bù đắp một phần tiêu dùng nội địa vốn đã yếu đi trong năm qua.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, với cổ phiếu Tencent thu hẹp đà hồi phục và tâm lý thị trường vẫn ở mức thấp.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,20% xuống 19.240,89 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,17% xuống 6.978,97 điểm.

Tencent chỉ còn tăng 1,1% về cuối phiên, chấm dứt chuỗi giảm sau quyết định của Mỹ bổ sung chủ sở hữu WeChat vào danh sách đen do nghi ngờ liên quan đến quân đội Trung Quốc.

Chứng khoán Hàn Quốc giằng co nhẹ và đóng cửa tăng không đáng kể, nhưng vẫn ghi nhận phiên tăng thứ năm liên tiếp.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,85 điểm, tương đương 0,03% lên 2.512,90 điểm.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất là của nhà sản xuất chip SK Hynix tăng 5,2%, sau các cuộc thảo luận kinh doanh với khách hàng Nvidia. Chủ tịch Tập đoàn SK cho biết tốc độ phát triển chip cao cấp đang tăng tốc.

Kết thúc phiên 9/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 375,97 điểm (-0,94%), xuống 39.605,09 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 18,77 điểm (-0,58%), xuống 3.211,39 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 38,95 điểm (-0,20%), xuống 19.240,89 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 0,85 điểm (+0,03%), lên 2.521,90 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Cần sớm bỏ room tín dụng

Những ngày cuối năm 2024, tình trạng ngân hàng “xin” doanh nghiệp vay thêm để giải ngân ngay nhằm đạt KPI đã giảm hẳn, tăng trưởng tín dụng kỹ thuật gần như không còn..>> Chi tiết

- Đầu tư công tạo động lực cho nhiều nhóm cổ phiếu

Năm 2025, đầu tư công được tăng tốc, với tổng vốn đầu tư lên tới 791.000 tỷ đồng, tương đương 6,4% GDP. Nhiều ngành, lĩnh vực dự báo hưởng lợi từ chính sách này..>> Chi tiết

- Những doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhiều nhất năm 2024

Tính cả năm 2024, tổng giá trị phát hành mới đạt hơn 447.000 tỷ đồng, tăng gần 32% so với năm 2023..>> Chi tiết

- Fed thận trọng về quyết định hạ lãi suất trong thời gian tới

Theo biên bản cuộc họp tháng 12 được công bố hôm thứ Tư (8/1), các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ lo ngại về lạm phát và tác động mà các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây ra, cho thấy họ sẽ hành động chậm hơn trong việc cắt giảm lãi suất do sự không chắc chắn..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn