Thị trường tài chính 24h: Nhiều nhà đầu tư thành công với chiến lược “săn cổ phiếu, ăn cổ tức”

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 27/3 tăng 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 400.000/lượng, hiện đứng ở mức 78,90 – 80,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 6,9 USD lên 2.178,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co nhẹ trước khi bật mạnh lên 2.190 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,31 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 27/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.998 đồng/USD, tăng nhẹ 4 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.610 – 24.950 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ xuống ngưỡng 69.800 USD thì sang phiên hôm nay đã có thời điểm về lại ngưỡng 70.000 USD, trước khi giảm nhẹ vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,63 USD (-0,077%), xuống 80,99 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,66 USD (-0,77%), xuống 85,59 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Trong phiên hôm nay, diễn biến tỏ ra cân bằng của lực cung và lực cầu khiến VN-Index chỉ lình xình trong biên độ hẹp và số mã tăng giảm cũng không chênh lệch nhiều.

Nếu như trong phiên sáng, thị trường mở cửa với sắc xanh, sau đó quay đầu giảm dần và đóng cửa dưới tham chiếu, thì trong phiên chiều lại ngược lại, thị trường mở cửa nới rộng đà giảm, nhưng sau đó hồi phục dần và đóng cửa với sắc xanh nhạt.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 37,93 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng hơn 1.904 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 27/3: VN-Index tăng 0,88 điểm (+0,07%), lên 1.283,09 điểm; HNX-Index tăng 0,82 điểm (+0,34%), lên 242,85 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%), xuống 91,18 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Ba (26/3), khi sự thận trọng tiếp tục gia tăng bởi các dữ liệu quan trọng sẽ được công bố vào cuối tuần.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed và một số số liệu sắp được công bố như tăng trưởng kinh tế, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và niềm tin doanh nghiệp Mỹ sắp diễn ra khiến nhà đầu tư có phần thận trọng trong giao dịch.

Kết thúc phiên 26/3: Chỉ số Dow Jones giảm 31,31 điểm (-0,08%), xuống 39.283,33 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 14,61 điểm (-0,28%), xuống 5.203,58 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 68,77 điểm (-0,42%), xuống 16.315,70 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi đồng yên giảm xuống mức yếu nhất kể từ năm 1990 đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu xuất khẩu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,9% lên 40.762,73 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,66% lên 2.799,28 điểm.

Đồng yen suy yếu xuống mức 151,975 so với USD, thúc đẩy cảnh báo ngay lập tức từ Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản về "hành động quyết đoán", cụm từ mà ông sử dụng lần cuối vào cuối năm 2022, trước khi mua đồng yên để can thiệp.

Đồng yên đã trượt giá bất chấp đợt tăng lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong 17 năm vào tuần trước.

Thị trường tăng cũng do nhu cầu đối với cổ phiếu chi trả cổ tức cao sau khi năm tài chính sắp kết thúc tại Nhật Bản, với Fast Retailing tăng 1,27%, Daikin Industries tăng 2,69%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm và đồng nhân dân tệ suy yếu và các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh đã đè nặng lên thị trường, ngay cả khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế đang dần phục hồi.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,26% xuống 2.993,14 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,16% xuống 3.502,79 điểm.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 9 tỷ nhân dân tệ (1,25 tỷ USD) cổ phiếu Trung Quốc và ghi nhận dòng vốn chảy ra một ngày lớn nhất kể từ giữa tháng Giêng.

Dữ liệu mới nhất cho thấy lợi nhuận công nghiệp của các công ty Trung Quốc tăng 10,2% so với một năm trước đó trong hai tháng đầu năm.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do tâm lý giới đầu tư trở nên thận trọng sau khi Tập đoàn Alibaba đột ngột hủy bỏ kế hoạch niêm yết tại Hồng Kông cho đơn vị Cainiao.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,31% xuống 16.399,95 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,68% xuống 5.727,42 điểm.

Cổ phiếu Alibaba giảm 2,2% sau khi rút đơn đăng ký niêm yết cho Cainiao. Thay vào đó, Alibaba sẽ mua số cổ phần còn lại của công ty hậu cần mà hiện tập đoàn chưa sở hữu. Theo đó, Alibaba hiện sở hữu 64% cổ phần của Cainiao và dự định đầu tư tới 3,75 tỷ USD để mua 36% còn lại từ các nhà đầu tư thiểu số và nhân viên có vốn chủ sở hữu.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm nhẹ, khi các nhà đầu tư hạn chế đặt cược lớn và chờ đợi dữ liệu lạm phát ở Mỹ để tìm manh mối về lộ trình chính sách của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI chỉ giảm 1,98 điểm, tương đương -0,07% xuống 2.755,11 điểm.

Trong số cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,13%, trong khi SK Hynix tăng 2,6%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 0,74%.

Hyundai Motor tăng 1,46% sau khi cho biết họ sẽ đầu tư 68 nghìn tỷ won (51 tỷ USD) trong ba năm để tăng cường tiềm năng tăng trưởng xe điện và tuyển thêm 80.000 lao động mới.

Kết thúc phiên 27/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 364,70 điểm (+0,90%), lên 40.762,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,34 điểm (-1,26%), xuống 2.993,14 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 218,37 điểm (-1,31%), xuống 16.399,95 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 1,98 điểm (-0,07%), xuống 2.755,11 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Niềm tin trong thị trường chưa phục hồi

Ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup nhận định, tín dụng tăng trưởng chậm không phải do cung - cầu không có, mà do lệch pha trong kỳ vọng của ngân hàng và khách hàng..>> Chi tiết

- Săn cổ phiếu cổ tức cao

Chính sách cổ tức của doanh nghiệp luôn là chủ đề “nóng” trong mỗi mùa đại hội cổ đông. Thực tế, có những nhà đầu tư rất thành công với chiến lược “săn cổ phiếu, ăn cổ tức”..>> Chi tiết

- Thanh khoản bùng nổ tiến sát 2 tỷ USD/phiên, ngóng chuyện công nghệ

Kỷ lục thanh khoản trên thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay liên tiếp bị xô đổ, gần nhất đã có phiên đạt 1,8 tỷ USD. Trong sức nóng của thị trường, nhiều nhà đầu tư muốn có thêm thông tin về độ tải của hệ thống giao dịch hiện tại, cũng như tiến độ dự án KRX..>> Chi tiết

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn