Thị trường tài chính 24h: Nhóm ngân hàng hiện tại vẫn được định giá hấp dẫn

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 13/8 tăng 1,5 triệu đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,00 – 80,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng mạnh 40,9 USD lên 2.472,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và lùi về 2.460 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,20 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.256 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.950 – 25.290 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ 60.200 xuống 59.700 USD, thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về dưới mốc 59.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,14 USD (-0,17%), xuống 79,92 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,22 USD (-0,27%), xuống 82,08 USD/thùng

VN-Index đảo chiều tăng nhẹ

Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm, thanh khoản thấp, thị trường bước vào phiên chiều tiếp diễn trạng thái này. Điểm đáng chú ý chỉ đến từ cuối phiên, khi VN-Index có nhịp bật tăng khá mạnh từ dưới 1.225 điểm lên trên tham chiếu nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB nới đà tăng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/8: VN-Index tăng 0,14 điểm (+0,01%), lên 1.230,42 điểm; HNX-Index giảm 0,59 điểm (-0,25%), xuống 230,18 điểm; UpCoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,23%), xuống 92,79 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Hai (12/8), khi giới đầu tư chậm lại chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng.

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 được công bố vào ngày 14/8 sẽ là trọng điểm theo dõi của giới đầu tư để có cái nhìn rộng hơn về sức khoẻ nền kinh tế Mỹ.

Kết thúc phiên 12/8: Chỉ số Dow Jones giảm 140,53 điểm (-0,36%), xuống 39.357,01 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,23 điểm (+0,004%), lên 5.344,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 35,31 điểm (+0,21%), lên 16.780,61 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt, với cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng khi đồng yên đã trở nên ổn định hơn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 3,45% lên 36.232,51 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,83% lên 2.553,55 điểm.

Gã khổng lồ thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron tăng 6,16% và nhà sản xuất máy kiểm tra chip Advantest, tăng 7,7%.

Các cổ phiếu lớn khác trong Nikkei 225 tăng như Sony Group và Toyota Motor lần lượt tăng 5,03% và 3,33%.

Đồng yên đã ổn định quanh mức 147 yên/USD trong những ngày gần đây, sau khi chạm mức cao nhất là 141,675 yên/USD vào ngày 5/8 và khiến Nikkei 225 giảm xuống mức thấp nhất sau gần 9 tháng.

Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều tăng nhẹ về cuối phiên, nhưng giao dịch nhìn chung vẫn trầm lắng, do những lo ngại về đà phục hồi chậm chạp của nền kinh tế và các gói kích thích hỗ trợ hạn chế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,34% lên 2.867,95 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,26% lên 3.334,39 điểm.

Trung Quốc tuần này cũng sẽ công bố một loạt các dữ liệu quan trọng trong tuần này, bao gồm tín dụng và hoạt động sản xuất.

Trung Quốc đã báo cáo tăng trưởng kinh tế quý II yếu hơn dự kiến vào tuần trước, và các chỉ số kinh tế gần đây cũng không cho thấy sự cải thiện lớn.

Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục hồi phục, với điểm nhấn đến từ gã khổng lồ Tencent/

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,36% lên 17.174,06 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,33% lên 6.049,41 điểm.

Tencent đã thoái 14% cổ phần sở hữu trong Tide, một nền tảng ngân hàng kinh doanh có trụ sở tại Anh, bên mua không được tiết lộ. Quyết định này là một phần trong chiến lược của Tencent nhằm thu hẹp quy mô đầu tư ra nước ngoài, vốn đã giảm kể từ năm 2018.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư thận trọng, tránh mở vị thế mới trước căng thẳng có thể bùng phát Trung Đông và dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 3,20 điểm, tương đương 0,12% lên 2.621,50 điểm.

Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1.207,51 điểm (+3,45%), lên 36.232,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 9,74 điểm (+0,34%), lên 2.867,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 62,41 điểm (+0,36%), lên 17.174,06 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 3,20 điểm (+0,12%), lên 2.621,50 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Bài toán vốn ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng

Bên cạnh việc nâng lãi suất huy động, các ngân hàng cũng tăng cường phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tín dụng đang hồi phục. Tuy nhiên, trong dài hạn, bài toán đặt ra với các nhà băng là cần nâng cao bộ đệm vốn, thông qua tăng vốn điều lệ..>> Chi tiết

- Cổ phiếu ngân hàng “cầm cờ” nửa cuối năm

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có nhịp tăng giá khá mạnh vào đầu năm, song vùng giá hiện tại vẫn được định giá hấp dẫn và được nhìn nhận sẽ là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm..>> Chi tiết

- Sẽ phân ngành hàng hóa trên thị trường chứng khoán

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) cho hay, đa dạng hóa sản phẩm là một trong những công tác được chú trọng trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2023 - 2027, định hướng đến 2030 của Sở..>> Chi tiết

- OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay và năm sau với lý do kỳ vọng vào Trung Quốc giảm sút vào thời điểm thị trường lo ngại về triển vọng của quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu này đang gây sức ép lên giá cả..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn