Thị trường tài chính 24h: Room tín dụng mang lại nhiều lợi ích

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 31,9 USD lên 2.360,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên gần 2.370 USD, trước khi lùi về vùng 2.365 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,74 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.256 đồng/USD, tăng 1 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.248 – 25.468 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ gần 65.000 USD xuống 64.800 USD thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục giảm và lùi về gần 64.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,11 USD (-0,14%), xuống 81,18 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,13 USD (-0,15%), xuống 85,65 USD/thùng.

VN-Index kết tuần trên 1.280 điểm

Đà tăng khá mong manh từ sớm đã khiến VN-Index nhanh chóng trở lại diễn biến giằng co trong phần còn lại của phiên và giảm nhẹ trong đợt khớp lệnh ATC bởi sự “níu chân” của các mã lớn và vẫn giao dịch trong vùng giá an toàn trên đường MA20.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 34,56 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 1.086,34 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/6: VN-Index giảm nhẹ 0,28 điểm (-0,02%) xuống 1.282,02 điểm; HNX-Index tăng 0,39 điểm (+0,16%), lên 244,36 điểm; UPCoM-Index tăng 1,31 điểm (+1,32%), lên 100,58 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ phân hoá trong phiên thứ Năm (20/6), khi Dow Jones nhích lên tích cực, trong khi S&P 500 và Nasdaq giảm, ảnh hưởng bởi cổ phiếu Nvidia bị chốt lời.

Cổ phiếu Nvidia có lúc đã tăng gần 4%, nhưng đã gặp áp lực chốt lời mạnh và đảo chiều giảm 3,54% khi đóng cửa.

Mặt khác, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết sẽ mất một hoặc hai năm để đưa lạm phát trở lại mức 2%, vì tăng trưởng tiền lương có thể vẫn còn quá cao.

Thị trường hiện nhận thấy 58% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25% vào tháng 9, theo dữ liệu FedWatch của LSEG.

Kết thúc phiên 20/6: Chỉ số Dow Jones tăng 299,90 điểm (+0,77%), lên 39.134,76 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 13,86 điểm (-0,25%), xuống 5.473,17 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 140,64 điểm (-0,79%), xuống 17.721,59 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, do sự sụt giảm của các cổ phiếu liên quan đến chip.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,09% xuống 38.596,47 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,03% xuống 2.724,69 điểm.

Đồng USD được đẩy lên mức cao nhất mới trong 8 tuần trên 159 yên/USD, do cách tiếp cận kiên nhẫn Fed trong việc cắt giảm lãi suất.

Điều này khiến lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản lên 0,98% và gây áp lực đến các cổ phiếu tăng trưởng, trong đó, các cổ phiếu chip với Advantest mất 1,92% và trở thành lực cản lớn nhất đối với chỉ số Nikkei 225. Theo sau là Tokyo Electron giảm 0,63%.

Ở chiều ngược lại, nhà sản xuất máy móc IHI đã tăng 6,97% và trở thành cổ phiếu tăng cao nhất trên chỉ số Nikkei 225.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, trong bối cảnh đồng USD tăng nhiệt và sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ, trong khi dòng vốn nước ngoài tiếp tục chảy ra đè nặng lên thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,24% xuống 2.998,14 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,22% xuống 3.495,62 điểm.

Khoảng 33 tỷ nhân dân tệ (4,54 tỷ USD) vốn đầu tư nước ngoài đã rời khỏi Đại lục trong tháng này.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng thận trọng khi ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến nhóm họp vào tháng 7, tập trung vào cải cách trong bối cảnh "thách thức" trong nước và phức tạp ở nước ngoài.

Chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh khi các nhà đầu tư lo lắng trước những bất ổn do đồng nhân dân tệ suy yếu, dao động ở mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng USD và căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,67% xuống 18.028,52 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,77% xuống 6.439,82 điểm.

Đồng nhân dân tệ tiếp tục suy yếu so với đồng USD sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định tỷ giá cố định ở mức 7,1196 nhân dân tệ /USD, sau khi đồng tiền này giảm đêm qua xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023.

Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng sau khi có báo cáo cho rằng Canada lên kế hoạch áp thuế bổ sung đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu vốn hóa lớn khác sau chuỗi ba phiên tăng trước đó.

Đóng cửa, chỉ số Kospi giảm 23,37 điểm, tương đương 0,83%, xuống 2.784,26 điểm.

Các cổ phiếu lớn ngành chip như Samsung Electronics giảm 1,96%, SK hynix giảm 1,47%. Trong khi các cổ phiếu lớn khác như Hyundai Motor giảm 1,93% và SK Innovation giảm 5,7%.

Kết thúc phiên 21/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 36,55 điểm (-0,09%), xuống 38.596,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,30 điểm (-0,24%), xuống 2.998,14 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 306,80 điểm (-1,67%), xuống 18.028,52 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 23,37 điểm (-0,83%), xuống 2.784,26 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Minh bạch hóa quản lý room tín dụng

Hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng mang lại nhiều lợi ích, nhưng sức cầu tín dụng yếu trong 2 năm vừa qua cho thấy, tiếp tục minh bạch hóa việc quản lý room tín dụng là một việc làm rất cần thiết nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo ra môi trường tài chính an toàn và bền vững, giảm thiểu nguy cơ rủi ro hệ thống..>>Chi tiết

- Làn sóng tăng vốn của các ngân hàng vẫn tiếp diễn

Mùa đại hội cổ đông năm nay, các nhà băng tiếp tục trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ, thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, chia thưởng cổ phiếu và phát hành ESOP và gọi vốn mới… với quy mô lớn..>> Chi tiết

- Làm người đưa tin không dễ

Dù vấn đề doanh nghiệp né tránh báo chí tại đại hội cổ đông đã được phản ánh nhiều năm, nhưng câu chuyện này vẫn tiếp diễn trong năm nay..>> Chi tiết

- Minh bạch thông tin, nhìn từ mùa đại hội 2024

Thông tin (về doanh nghiệp) là căn cứ quan trọng cho quyết định của nhà đầu tư. Mùa đại hội cổ đông năm nay chứng kiến những cuộc trao đổi thẳng thắn từ các bên quanh câu chuyện vận hành doanh nghiệp..>> Chi tiết

- WB: Các công ty nhiên liệu hóa thạch đốt nhiều khí đốt nhất kể từ năm 2019

Hôm thứ Năm (20/6), báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy việc đốt khí tự nhiên dư thừa từ các mỏ dầu toàn cầu đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2019 vào năm ngoái, thải ra lượng chất ô nhiễm vào khí quyển tương đương với lượng ô nhiễm từ thêm 5 triệu ô tô..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn