Thị trường tài chính 24h: Trong thời gian còn lại của tháng, rủi ro giảm điểm còn hiện hữu

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 6/8 giảm 1,3 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 800.000 đồng/lượng ở chiều bán so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 77,00 – 79,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm mạnh 32,6 USD xuống 2.409,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục nhẹ và lên gần 2.415 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,10 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.240 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.980 – 25.320 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 58.800 xuống 54.400 USD, thì sang ngày hôm nay đã nhích dần và lên 55.300 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,27 USD (+0,37%), lên 73,21 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,23 USD (+0,30%), lên 76,53 USD/thùng

VN-Index hồi phục hơn 22 điểm

Sau khi hồi phục và áp sát mốc 1.200 điểm trong phiên sáng, lực cầu tiếp tục gia tăng trong phiên chiều và đưa VN-Index tăng thêm hơn 10 điểm lên trên 1.210 điểm.

Dù vậy, thanh khoản vẫn chỉ dừng lại ở mức trung bình, trong khi sự bùng nổ cũng không xuất hiện nhiều, khiến chỉ số chỉ chạm tới ngưỡng trên khi đóng cửa với thanh khoản thấp.

Kết thúc phiên giao dịch 6/8: VN-Index tăng 22,21 điểm (+1,87%), lên 1.210,28 điểm; HNX-Index tăng 3,75 điểm (+1,68%), lên 226,46 điểm; UpCoM-Index tăng 1,43 điểm (+1,58%), lên 92,22 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên thứ Hai (5/8), khi áp lực bán tháo diễn ra trên diện rộng.

Những lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ nguyên nhân chính gây ra đợt bán tháo, sau báo cáo việc làm gây thất vọng trong tuần trước.

Giới đầu tư cũng lo ngại rằng Fed sẽ chậm trễ hạ lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế bị suy thoái.

Kết thúc phiên 5/8: Chỉ số Dow Jones giảm 1.033,99 điểm (-2,60%), xuống 38.703,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 160,23 điểm (-3,00%), xuống 5.186,33 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 576,08 điểm (-3,43%), xuống 16.200,08 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục mạnh sau phiên bán tháo trước đó.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 10,23% lên 34.675,46 điểm. Chỉ số Topix tăng 9,3% lên 2.434,21 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 đã giảm 12,4% vào thứ Hai, khi rủi ro suy thoái của Mỹ và lo lắng các khoản đầu tư được tài trợ bởi đồng yên rẻ bị bán tháo.

Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại ANZ, lưu ý rằng Nikkei 225 cũng phục hồi ở các mức độ khác nhau sau ba lần trải qua sự sụt giảm hai con số trong một phiên, bao gồm cả sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và trận động đất Tohoku năm 2011.

"Nhưng phải mất một thời gian trước khi Nikkei 225 khắc phục tất cả những tổn thất đó", ông nói.

Phiên này, đà phục hồi giá lớn được dẫn dắt bởi các cổ phiếu công nghệ tên tuổi lớn như cổ phiếu liên quan đến chip Tokyo Electron, tăng hơn 16% và Advantest, tăng 15,5%.

Chứng khoán Trung Quốc chật vật tìm lại sắc xanh, bất chấp sự phục hồi của các thị trường khác trong khu vực.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,23% xuống 2.867,28 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,01% xuống 3.342,98 điểm.

"Chứng khoán Trung Quốc luôn tương đối miễn nhiễm với sự biến động trên toàn cầu thị trường", Xia Haojie, nhà phân tích tại Guosen Futures Thâm Quyến nhận định và cho biết thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã rời khỏi thị trường và những nhà đầu tư đang lỗ nặng cũng không có khả năng bán hơn nữa.

Chứng khoán Hồng Kông mở cửa phục hồi mạnh khi đợt bán tháo trên thị trường toàn cầu dịu đi, nhưng vẫn kết phiên trong sắc đỏ khi lực bán gia tăng về cuối ngày.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,31% xuống 16.647,34 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,41% xuống 5.852,61 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc có phiên hồi phục mạnh sau khi giảm gần 9% trong ngày hôm qua.

Đóng cửa, chỉ số Kospi tăng 80,60 điểm, tương đương 3,3% lên 2.522,15 điểm.

Hầu hết các cổ phiếu lớn đều tăng, với Samsung Electronics tăng 1,54% và SK hynix tăng 4,87%. Cổ phiếu nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 4,66% và nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor tăng 4,9%. Nhà sản xuất hóa chất LG Chem tăng 6,24% và nhà máy lọc dầu SK Innovation tăng 7,5%.

Kết thúc phiên 6/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 3.217,04 điểm (+10,23%), lên 34.675,46 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,59 điểm (+0,23%), lên 2.867,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 51,02 điểm (-0,31%), xuống 16.647,34 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 80,60 điểm (+3,30%), lên 2.522,15 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Bóc tách nợ xấu ngân hàng nửa đầu năm

Xu hướng nợ xấu trong các ngân hàng thương mại đang biến động mạnh, với tỷ lệ nợ xấu nội bảng gần 5% và tổng tỷ lệ lên đến 6,9% khi bao gồm nợ tiềm ẩn..>> Chi tiết

- Đầu tư phải… dễ!

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, dư địa cho việc phát triển các sản phẩm đầu tư tại Việt Nam là rất lớn. Tuy vậy, yêu cầu quan trọng đầu tiên là “dễ” đầu tư lại khó thực hiện..>> Chi tiết

- Mirae Asset lo ngại rủi ro chứng khoán giảm điểm còn hiện hữu

Diễn biến giao dịch những phiên đầu tháng 8 đang phản ánh sự e ngại rủi ro của nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân. Trong thời gian còn lại của tháng, rủi ro giảm điểm còn hiện hữu, nhà đầu tư cần theo dõi các yếu tố có thể tác động đến thị trường..>> Chi tiết

- Xuất khẩu thép của Trung Quốc đối mặt với những trở ngại do các phản ứng thương mại

Làn sóng xuất khẩu thép của Trung Quốc có thể giảm bớt trong những tháng tới trước những phản ứng mạnh mẽ từ các đối tác thương mại tìm cách bảo vệ ngành công nghiệp nội địa..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn