Thị trường tài chính 24h: Tỷ giá tiếp tục nóng lên

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 3/4 tăng tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và không đổi chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 79,10 – 81,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 29,1 USD lên 2.280,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng lên gần 2.290 USD, trước khi lùi về gần 2.270 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,76 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 3/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.020 đồng/USD, tăng 15 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.790 – 25.130 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm giảm mạnh từ mức 68.600 USD xuống 65.600 USD thì sang phiên hôm nay đã hồi phục và lên 66.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,22 USD (+0,26%), lên 85,37 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,28 USD (+0,31%), lên 89,24 USD/thùng.

VN-Index giảm hơn 15 điểm

Tâm lý thận trọng từ sớm khiến thị trường quay đầu giảm điểm và khiến VN-Index lùi về 1.280 điểm với sắc đỏ ngày càng mở rộng trên bảng điện tử.

Sau giờ nghỉ trưa, dù lực cầu cố gắng trở lại, nhưng bên nắm giữ cổ phiếu đã không còn giữ được sự bình tĩnh và đã đẩy lệnh giá thấp khiến chỉ số lao dốc và giảm về gần 1.270 điểm khi đóng cửa, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ 18/3.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 30,98 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 1.269,28 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 3/4: VN-Index giảm 15,57 điểm (-1,21%), xuống 1.271,47 điểm; HNX-Index giảm 1,95 điểm (-0,79%), xuống 243,96 điểm; UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,28%), xuống 91,15 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ lao dốc trong phiên thứ Ba (2/4), ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu kho bạc nhảy vọt, khi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây thúc đẩy sự không chắc chắn về thời điểm cắt giảm lãi suất từ Fed.

Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có thời điểm tăng vọt lên 4,319%, mức cao nhất kể từ đầu năm.

Kết thúc phiên 2/4: Chỉ số Dow Jones giảm 399,61 điểm (-1,00%), xuống 39.170,24 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 37,96 điểm (-0,72%), xuống 5.205,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 156,38 điểm (-0,95%), xuống 16.240,45 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, ảnh hưởng khá lớn từ đà sụt giảm của Fast Retailing và nhóm cổ phiếu công nghệ.

Cổ phiếu công nghệ theo dõi sự trượt dốc giữa các công ty cùng ngành của Mỹ, nhưng một trận động đất mạnh làm rung chuyển Đài Loan chỉ có tác động hạn chế đến cổ phiếu chip Nhật Bản.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,97% xuống 39.451,85 điểm điểm. Chỉ số Topix giảm 0,29% xuống 2.706,51 điểm.

Phiên này, Fast Retailing, cổ phiếu có trọng số lớn nhất trong chỉ số đã mất 3,34% và là lực cản lớn nhất đối với chỉ số Nikkei 225.

Cổ phiếu này đã giảm từ mức cao kỷ lục đạt được vào đầu tuần, sau khi báo cáo về sự sụt giảm doanh số tại các cửa hàng Uniqlo trong nước trong ba tháng đầu năm.

Các tên tuổi công nghệ lớn cũng đều giảm, khi chịu ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu cùng ngành trên Phố Wall đêm qua, như nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chip Advantest giảm 2,14%, trong khi Nintendo mất hơn 4,1%. Cổ phiếu nhà đầu tư khởi nghiệp tập trung vào trí tuệ nhân tạo SoftBank Group giảm 1,24%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, mặc dù dữ liệu cho thấy hoạt động dịch vụ của nước này tăng tốc trong tháng 3 vừa qua.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,18% xuống 3.069,30 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,36% xuống 3.567,80 điểm.

Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng lĩnh vực dịch vụ (PMI) do Caixin công bố đã đạt mức 52,7 điểm trong tháng 3, tăng nhẹ so với mức 52,5 điểm được thấy trong tháng trước.

Nhu cầu trong nước và xuất khẩu của Trung Quốc được cải thiện đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới tăng lên. Số liệu vừa công bố cho thấy đây là tháng tăng trưởng thứ 15 liên tiếp của chỉ số PMI.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do lo ngại ngày càng tăng rằng dữ liệu kinh tế mạnh mẽ gần đây của Mỹ sẽ khiến Fed không cắt giảm lãi suất nhiều như hy vọng trong năm nay.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,22% xuống 16.725,10 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,44% xuống 5.874,99 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, bị kéo lùi bởi cổ phiếu của các nhà sản xuất chip và pin.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 46,19 điểm, tương đương 1,68% xuống 2.706,97 điểm.

Nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 1,06% và SK Hynix mất 3,8%. Trong khi các nhà sản xuất pin cũng lao dốc với LG Energy Solution giảm 4,33%, Samsung SDI và SK Innovation giảm lần lượt 5,25% và 3,61%.

Kết thúc phiên 3/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 387,06 điểm (-0,97%), xuống 39.451,85 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,66 điểm (-0,18%), xuống 3.069,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 206,42 điểm (-1,22%), xuống 16.725,10 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 46,19 điểm (-1,68%), xuống 2.706,97 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng Nhà nước bơm tiền trở lại, áp lực tỷ giá tăng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm tiền trở lại trong ngày 2/4, sau 3 tuần hút ròng qua kênh tín phiếu. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng tiếp tục tăng trong sáng 3/4..>> Chi tiết

- Khơi thông hàng tỷ USD từ quỹ ETF ngoại

Việc nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi được kỳ vọng mở ra cơ hội rất lớn thu hút vốn ngoại, đặc biệt từ các quỹ ETF ngoại..>> Chi tiết

- Công ty quản lý quỹ “đắt giá”

Một số công ty quản lý quỹ đang được chào mua với giá gần 10 triệu USD, gấp khoảng 10 lần so với 5 năm trước..>> Chi tiết

- Manh nha sóng giảm lãi suất

Sau phát pháo hiệu giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ, Ngân hàng Trung ương Anh đang có động thái thể hiện sẽ đưa ra quyết định tương tự. Một làn gió đảo chiều lãi suất có thể sẽ diễn ra trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhập cuộc..>> Chi tiết

Xem thêm tại www.tinnhanhchungkhoan.vn