Thị trường tài chính 24h: VN-Index trong tháng 6 có khả năng sẽ dao động tích lũy

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/6 không giảm 500.000 đồng/lượng ở chiều mua và 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay giảm thêm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua và 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán, hiện đứng ở mức 76,78 – 78,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 23,6 USD xuống 2.327 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục và lên gần 2.340 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,34 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.241 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.213 – 25.453 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 69.000 USD lên 70.700 USD thì sang ngày hôm nay đã tiếp tục tăng và lên trên 71.000 USD, trước khi lùi về lại ngưỡng 70.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,09 USD (+0,12%), lên 73,34 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,19 USD (+0,25%), lên 77,71 USD/thùng.

VN-Index tăng nhẹ

Dòng tiền sôi động và luân chuyển nhanh qua các nhóm ngành, đã giúp VN-Index có lúc đã vượt qua ngưỡng cản 1.290 điểm từ khá sớm.

Tuy nhiên, tâm lý thận trọng và áp lực chốt lời gia tăng sau đó khiến số mã giảm điểm chiếm ưu thế hơn trên bảng điện tử và VN-Index bị đẩy lùi về sát mốc tham chiếu khi đóng cửa. Thanh khoản thêm một phiên duy trì ở mức cao với hơn 24.000 tỷ đồng giá trị giao dịch tính riêng trên HOSE.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1,07 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 6,67 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/6: VN-Index tăng 0,83 điểm (+0,06%), lên 1.284,35 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,07%) lên 244,49 điểm; UPCoM-Index tăng 0,46 điểm (+0,48%), lên 97,46 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ tăng trong phiên thứ Ba (4/6), sau khi dữ liệu thị trường lao động làm tăng thêm lo ngại về sự yếu kém trong nền kinh tế.

Các chỉ số chính đều giảm sau khi báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, cơ hội việc làm đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm vào tháng Tư, báo hiệu sự thắt chặt của thị trường lao động. Điều này khiến thị trường kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm hơn.

Kết thúc phiên 4/6: Chỉ số Dow Jones tăng 140,26 điểm (+0,36%), lên 38.711,29 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 7,94 điểm (+0,15%), lên 5.291,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 28,38 điểm (+0,17%), lên 16.857,05 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các cổ phiếu nhạy cảm với nền kinh tế giảm sau dữ liệu thị trường lao động Mỹ yếu hơn dự kiến, trong khi sự phục hồi của đồng yên cũng gây thêm áp lực đối với thị trường.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,89% xuống 38.490,17 điểm. Chỉ số Topix mất 1,41% xuống 2.748,22 điểm.

Đồng yên đã tăng lên mức cao nhất trong ba tuần so với đồng USD đêm qua, được thúc đẩy bởi kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc nới lỏng tại thị trường trên thế giới.

Phiên này, các công ty vận tải biển mất 2,86% và các thăm dò giảm 2,95%. Các công ty thép thua lỗ cũng mất 2,05%.

Trong khi đó, lĩnh vực bảo hiểm giảm 3,73%, giảm sâu nhất trong số 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, bị kéo lùi bởi cổ phiếu tiêu dùng và bất động sản, bất chấp sự phục hồi bất ngờ trong hoạt động dịch vụ trong tháng Năm.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,83% xuống 3.065,40 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,58% xuống 3.594,79 điểm.

Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong 10 tháng. Cụ thể, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) dịch vụ từ Caixin/S&P Global đã tăng lên 54 điểm từ mức 52,5 điểm trong tháng 4, mở rộng tháng thứ 17 liên tiếp và tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/2023.

Trong khi đó, chỉ số PMI tổng hợp của Caixin/S&P, theo dõi cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, đã tăng lên 54,1 điểm vào tháng trước từ mức 52,8 điểm trong tháng Tư, mức cao nhất trong một năm.

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, khi dữ liệu việc làm hạ nhiệt của Mỹ giúp nâng cao kỳ vọng Fed sớm cắt giảm lãi suất, nhưng những lo lắng ngày càng tăng về triển vọng của nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,10% xuống 18.424,96 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,18% xuống 6.542,47 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, dẫn đầu bởi Samsung Electronics, sau khi bình luận của Nvidia giúp giảm bớt lo lắng về việc chip của Samsung tụt hậu so với các công ty cùng ngành.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 27,40 điểm, tương đương 1,03% lên 2.689,50 điểm.

Samsung Electronics tăng 2,8% sau khi Giám đốc điều hành Nvidia cho biết hôm thứ Ba rằng: "Việc cộng tác của chúng tôi với Samsung đang đi đúng hướng".

Theo một báo cáo của Reuters vào cuối tháng 5, chip nhớ băng thông cao của Samsung Electronics vẫn chưa vượt qua các bài kiểm tra của Nvidia.

Kết thúc phiên 5/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 347,29 điểm (-0,89%), xuống 38.490,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 25,80 điểm (-0,83%), xuống 3.065,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 19,15 điểm (-0,10%), xuống 18.424,96 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 27,40 điểm (+1,03%), lên 2.689,50 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tỷ giá chưa hết áp lực

Mặc dù đã hạ nhiệt so với đầu năm, nhưng do sức mạnh USD được duy trì, giá vàng thế giới cũng neo cao… nên tỷ giá VND/USD được dự báo còn chịu áp lực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát tỷ giá linh hoạt..>> Chi tiết

- Thách thức với thị trường mới nổi nửa cuối năm 2024: Nội tệ mất giá, lạm phát đi lên

Thị trường mới nổi đối mặt rủi ro lạm phát gia tăng, trong khi chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế của Mỹ bắt đầu yếu đi, ảnh hưởng tới triển vọng xuất khẩu của các nước này..>> Chi tiết

- Tích lũy chờ sóng mới

Phần lớn thông tin về kết quả kinh doanh quý đầu năm cũng như mùa đại hội cổ đông 2024 đã phản ánh vào diễn biến VN-Index. Chỉ số chung trong tháng 6 có khả năng sẽ dao động tích lũy trước khi có nhịp tăng mới..>> Chi tiết

- Sự hấp dẫn của châu Á trong đa dạng danh mục đầu tư

Sự biến động khó lường của thị trường đã trở lại do lạm phát dai dẳng tại Mỹ, lộ trình cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và rủi ro địa chính trị trở nên căng thẳng hơn..>> Chi tiết

Xem thêm tại tinnhanhchungkhoan.vn