Thông điệp đầu năm của Thống đốc: Mạnh tay với vàng, yên tâm với tỷ giá
Thống đốc ra quy định mới về quản lý vàng miếng
Thống đốc NHNN vừa ban hành Quyết định 02 sửa đổi, bổ sung Quyết định 1623/QĐ-NHNN về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN.
Quyết định 02 có hiệu lực kể từ ngày 2/1 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thành phần tham gia Tổ giám sát gia công vàng miếng và bổ sung trách nhiệm của một số đơn vị thuộc NHNN trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN.
Thống đốc NHNN ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ ký Quyết định thành lập Tổ giám sát của NHNN để giám sát việc gia công vàng miếng từ vàng nguyên liệu. Cùng với đó, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra công tác giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC của Tổ giám sát hoạt động gia công vàng miếng từ vàng nguyên liệu của NHNN.
>> Xem thêm: Thống đốc ra quy định mới về quản lý vàng miếng
Tăng trưởng tín dụng 15%, NHNN minh bạch công thức các ngân hàng tự tính
Ngày 31/12/2023, NHNN có văn bản gửi các tổ chức tín dụng về kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, NHNN giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Đặc biệt, năm nay, NHNN giao chỉ tiêu 1 lần ngay từ đầu năm và công khai công thức để các NHTM tự tính và tự kiểm soát.
>> Xem thêm: 2024: Tăng trưởng tín dụng 15%, NHNN minh bạch công thức các ngân hàng tự tính
Đã có nhà đầu tư muốn vào cuộc tái cơ cấu SCB
Báo cáo gửi tới cuộc họp Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 trong lĩnh vực ngân hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay giai đoạn 2021 - 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai quyết liệt việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
Riêng với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), từ báo cáo và đánh giá tổng thể thực trạng, đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và ban kiểm soát đặc biệt SCB, NHNN đã có báo cáo Thủ tướng về chủ trương xử lý SCB.
Báo cáo cho biết NHNN đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định.
>> Xem thêm: Đã có nhà đầu tư muốn vào cuộc tái cơ cấu SCB
Phó thống đốc nói về gần 2 triệu tỷ đồng bơm thêm vào nền kinh tế
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2023 diễn ra vào chiều 5/1, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng của năm 2023 là 13,71%, như vậy khối lượng tuyệt đối có thể đưa thêm vào nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỷ trong năm 2023.
“Chúng tôi cũng dự kiến cho năm 2024 tăng trưởng 15%. Như vậy, nếu tính trên cơ sở lượng tiền, dư nợ hiện nay là khoảng 13,56 triệu tỷ có nghĩa là gần 2 triệu tỷ sẽ được tăng thêm vào năm 2024”, ông Tú thông tin.
>> Xem thêm: Phó thống đốc nói về gần 2 triệu tỷ đồng bơm thêm vào nền kinh tế
Vietcombank lợi nhuận lên gần 2 tỷ USD, nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém
Tại hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Vietcombank diễn ra sáng 6/1, Tổng Giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng cho biết, năm 2023, Vietcombank hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm.
Trong năm 2024, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 10%, triển khai phương án nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém.
>> Xem thêm: Vietcombank lợi nhuận lên gần 2 tỷ USD, nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém
Phó thống đốc trấn an: 'Cứ yên tâm với tỷ giá, DN không cần lo ngại'
Tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2024, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Giá trị đồng Việt Nam được giữ vững, nhiều nước có tiềm lực lớn thậm chí trong G7 có lạm phát ở mức cao, giá trị đồng tiền mất giá lớn, có nhiều nước đồng tiền mất giá từ 12-17%. Đồng Việt Nam chỉ mất giá khoảng 2%, là mức rất thấp.
Ông Tú khẳng định NHNN kiên định mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá: “Doanh nghiệp cứ yên tâm với tỷ giá bởi tỷ giá đang biến động trong biên độ cho phép và doanh nghiệp không cần lo ngại. Lãi suất điều hành không loại trừ có thể giảm thêm, đồng thời, các ngân hàng cần chủ động giảm lãi vay, nhất là với các khoản vay cũ”.
>> Xem thêm: Phó thống đốc trấn an: 'Cứ yên tâm với tỷ giá, DN không cần lo ngại'
Ngân hàng đầu tiên nhóm Big4 công bố lợi nhuận vượt tỷ đô
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo một số chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2023 của nhà băng này.
Theo đó, trong năm 2023, tổng tài sản của Agribank vượt mốc 2 triệu tỷ đồng. Đây là ngân hàng có nhiều tiền gửi nhất hệ thống, với nguồn huy động vốn đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,55 triệu tỷ đồng. Agribank dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 25.300-25.400 tỷ đồng, tăng 14,5-15% so với năm 2022.
>> Xem thêm: Ngân hàng đầu tiên nhóm Big4 công bố lợi nhuận vượt tỷ đô
Ngân hàng dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn
Trong tháng cuối năm, các ngân hàng thương mại tích cực mua lại trái phiếu trước hạn. Hàng nghìn tỷ đồng đã được các nhà băng chi ra để mua lại trái phiếu trước hạn.
Theo giới phân tích, sở dĩ các ngân hàng chạy đua mua lại trái phiếu trước hạn là do đang dư thừa thanh khoản. Việc mua lại trái phiếu phần nào làm giảm mức độ thừa vốn, đồng thời để phục vụ mục đích kinh doanh của ngân hàng khi bước vào năm mới 2024.
>> Xem thêm: Dọn dẹp đón năm mới: Ngân hàng dồn dập mua lại trái phiếu trước hạn
Từ 1/1/2024, ngân hàng đồng loạt tăng phí SMS banking
Từ 1/1, biểu phí dịch vụ SMS Banking tại nhiều ngân hàng như Vietcombank, ACB, NamABank,… sẽ có sự thay đổi đáng kể. Người dùng cần lưu ý cách tính phí SMS Banking mới để tiếp tục đăng ký sử dụng hoặc hủy theo cú pháp được hướng dẫn.
Lý giải về việc tăng phí sử dụng SMS Banking, nhiều ngân hàng cho biết đang phải chịu lỗ từ dịch vụ này do phải trả phí SMS cho nhà mạng với mức giá đắt gấp 3 lần so với thông thường.
>> Xem thêm: Từ 1/1/2024, ngân hàng đồng loạt tăng phí SMS banking
NHNN bơm vốn qua kênh OMO sau hơn 7 tháng tạm dừng
NHNN vừa quay lại cho vay qua kênh OMO sau hơn 7 tháng tạm dừng. Việc này cho thấy tình trạng dư thừa thanh khoản đã được cải thiện khi các ngân hàng, tổ chức tín dụng gấp rút đẩy vốn ra nền kinh tế trong những ngày cuối năm.
Đáng chú ý, trong 2 tuần cuối cùng của năm 2023, lãi suất liên ngân hàng tại nhiều kỳ hạn ngắn bất ngờ vọt tăng, cùng thời điểm mà các ngân hàng chạy đua nước rút để đẩy vốn ra nền kinh tế.
>> Xem thêm: NHNN bơm vốn qua kênh OMO sau hơn 7 tháng tạm dừng
NHNN nới quy định mua bán trái phiếu doanh nghiệp
NHNN sửa một số quy định của Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 nhằm tạo thuận lợi cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và xóa mờ các "lằn ranh đỏ" đối với giao dịch giữa tổ chức tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức phát hành.
Trước đó, ngày 23/4/2023, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2023 quy định ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021 đến hết ngày 31/12/2023 để gia tăng thanh khoản, góp phần hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước nới quy định mua bán trái phiếu doanh nghiệp
Chỉ 1 tháng cuối bơm ra 520.000 tỷ, chiếm 1/3 tăng trưởng tín dụng cả năm 2023
Bất chấp những thách thức và khó khăn, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN vẫn ghi nhận nhiều thành tựu. Trong đó phải kể đến mức tăng trưởng tín dụng 13,5%.
Trong tháng 12, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng thêm gần 520.000 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 1/3 tổng mức tăng thêm của cả năm 2023. Tính đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%, tương đương 13,6 triệu tỷ. Mặc dù kết quả trên thấp hơn con số kỳ vọng là 14-15% nhưng mức thấp hơn không nhiều, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chia sẻ tại họp báo triển khai nhiệm vụ năm 2024 của NHNN.
>> Xem thêm: Chỉ 1 tháng cuối bơm ra 520.000 tỷ, chiếm 1/3 tăng trưởng tín dụng cả năm 2023
Xem thêm tại vietnamfinance.vn