Thua kiện, GVR phải trả hơn 141 tỷ cho Thủy Điện Đắk R'Tíh

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty Cổ phần (mã GVR-HOSE) thông báo nhận được Bản án về việc tranh chấp Hợp đồng nhượng quyền cổ phần.

Cụ thể: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần cho biết đã nhận được Bản án số 06/2024/KDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/01/2024 về việc tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty cổ phần Thủy điện Đắk R’Tih và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần.

Theo đó, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định như sau: hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Hợp đồng số 3785/HĐ-CSVN ngày 08/12/2016 giữa Công ty cổ phần Thủy điện Đắk R’Tih và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần.

Buộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCBS - CN HCM) liên đới hoàn trả cho Công ty cổ phần Thủy điện Đắk RTih số tiền là 141.410.529.520 đồng. Đây là số tiền mà Công ty cổ phần Thủy điện Đắk R’Tih nộp ký quỹ tại VCBS - CN HCM đế đảm bảo thực hiện quyền mua cổ phần.

Theo giới thiệu: Công ty cổ phần thủy điện ĐăkR’tih thành lập theo Biên bản họp xúc tiến thành lập Công ty cổ phần thủy điện Đăk r’tih (lần 3) ngày 23 tháng 08 năm 2007. Giữa các cổ đông gồm: Tổng Công ty Xây dựng số 1, Công ty TNHH SX&TM Bách Việt, Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt nam, Công ty CP Miền Đông, Các cổ đông thuộc Tổng Công ty. Với nhiệm vụ chính là quản lý vận hành Nhà máy thuỷ điện Đăk R'Tih công suất 144MW.

Theo thuyết minh BCTC kiểm toán năm 2016: Các bên gồm: Công ty CP Thủy điện Đắk R'Tih; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Việt; Công ty TNHH MTV Đầu tư Rồng Việt và Công ty TNHH Đầu tư TAD Sài Gòn đã cùng nhau ký Thỏa thuận hợp tác góp vốn đầu tư số 01/HTĐT/2016 ngày 15/09/2016. Theo đó, các bên thống nhất góp vốn và ủy thác cho Công ty CP Thủy điện Đắk RTih thay mặt các bên tham gia mua thỏa thuận trọn lô 110.865.236 cổ phần của các công ty thủy điện thành viên thuộc Tập đoàn cao su bao gồm: Công ty CP Thủy điện Geruco Sông Côn, Công ty CP VRG Bảo Lộc, Công ty CP VRG Đắk Nông, Công ty CP VRG Phú Yên và Công ty CP VRG Lộc Ninh với tổng giá trị chuyển nhượng theo hợp đồng số 3785/HĐ-CSVN ngày 08/12/2016 là 1.415.859.028.150 đồng.

Tỷ lệ góp vốn cùa các bên để thực hiện Dự án được thống nhất như sau: Công ty CP Thủy điện Đắk R'Tih 25%; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Bách Việt 45%; Công ty TNHH MTV Đầu tư Rồng Việt 17,5% và Công ty TNHH Đầu tư TAD Sài Gòn 12,5%.

Đến thời điểm 31/12/2016, Công ty đã trúng thầu và đang chờ quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo Biên bản bàn giao Nhà máy thủy điện Đăk R'Tih ngày 29/05/2015 giữa Tổng Công ty Xây dựng số 1 -TNHH Một thành viên (CC1) với Công ty CP Thủy điện Đăk RTih (DaHC) thì đây là khoản tạm thu bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số DT-01 TBCD của nhà thầu IWHR Corporarion Trung Quốc. Khoản tiền này Tổng Công ty Xây dựng số 1 - TNHH Một thành viên chuyển lại cho Công ty giữ để thực hiện các nghĩa vụ còn lại với nhà thầu IWHR Corporarion (nếu có).

Mọi tranh chấp sau này với nhà thầu IWHR Corporarion do CC1 và DaHC cùng chịu trách nhiệm và chi phí sẽ sử dụng số tiền trên. Khi chi phí vượt số tiền trên thì hai bên cùng thương thảo. Nếu không có tranh chấp xảy ra, Số tiền trên sẽ được hạch toán giảm giá trị đầu tư dự án nhà máy thủy diện Đăk RTih.

Trước đó, GVR đã công bố KQKD quý 4/2023 với doanh thu đạt 7,6 nghìn tỷ đồng (-17% YoY và +23% QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+19% YoY và +3,7 lần QoQ). Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 21,1% trong quý 4/2023 từ mức 19,9% trong quý 3/2023 nhờ giá bán cao su và biên lợi nhuận gộp phục hồi.

Trong năm 2023, doanh thu của GVR giảm 13% YoY xuống còn 22,1 nghìn tỷ đồng, trong khi LNST sau lợi ích CĐTS của công ty giảm 33% YoY xuống 2,6 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 98% dự báo của VCSC. VCSC nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 của VCSC là 3,1 nghìn tỷ đồng (+21% YoY), dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Doanh thu mủ cao su năm 2023 giảm 7% YoY xuống còn 16,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 76% tổng doanh thu. Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp của mảng này trong năm 2023 là 20,8% so với 26,2% trong năm 2022 và dự báo của VCSC là 21,8%. Mặc dù GVR chưa công bố chi tiết về sản lượng bán hàng và giá bán trung bình, nhưng VCSC cho rằng sự sụt giảm doanh thu chủ yếu là do giá bán trung bình hàng năm thấp hơn khi giá xuất khẩu cao su trung bình của Việt Nam trong năm 2023 giảm 12,7% YoY xuống còn khoảng 1.350 USD/tấn. Trung Quốc tiếp tục là động lực chính cho xuất khẩu cao su của Việt Nam và GVR khi quốc gia này chiếm 79% sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam vào năm 2023 với mức tăng 6,6% về sản lượng nhưng giảm 4,8% về giá trị.

Thu nhập ròng từ các công ty liên kết (chủ yếu từ công ty liên kết lớn sản xuất gỗ MDF VRG Dongwha của GVR) âm 201 tỷ đồng vào năm 2023 so với lợi nhuận năm 2022 là 204 tỷ đồng và dự báo lỗ 244 tỷ đồng của VCSC. VCSC cho rằng lợi nhuận giảm chủ yếu do mức tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ chững lại.

Thu nhập ròng khác vào năm 2023, chiếm 33% LNTT của GVR, đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (+4% YoY), trong đó GVR ghi nhận 689 tỷ đồng thu nhập từ thanh lý cây và 561 tỷ đồng từ bồi thường (chủ yếu từ VSIP III).

Xem thêm tại vneconomy.vn