Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
21 phút trước
Dệt may sẽ là mặt hàng trong rổ hàng hóa chịu tác động mạnh nhất
- Ngành dệt may nói chung và Tập đoàn Dệt may nói riêng sẽ ra sao khi dệt may là một trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ (năm 2024 đạt 16,2 tỷ USD), thưa ông?
Ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam:
Dệt may là 3 mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch hơn 16 tỷ USD, chiếm 35-40% thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng đều đặn, từ năm 2015 đến nay xấp xỉ đạt 6%. Chính sách thuế đối ứng mới của ông Trump, chúng tôi đánh giá bất ngờ và vượt xa dự báo trước đây, về mức thuế đối ứng.
Tuy nhiên, lần này tất cả mặt hàng, các quốc gia chịu mức thuế ngang như nhau. Chúng tôi cũng phân tích nhanh tác động, trước tiên nguồn tiêu thụ, thị trường Mỹ suy giảm nhu cầu, giá tăng cầu tại Mỹ sẽ giảm. Dữ liệu tính toán của một đại học Mỹ, người tiêu dùng Mỹ có thể tăng thêm 3.800 USD chi trả. Do đó, nhu cầu của Mỹ sẽ suy giảm, người dân Mỹ với thói quen tiêu dùng tín dụng, Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện neo mức thuế cao hơn, ngân sách tiêu dùng của gia đình Mỹ sẽ giảm mạnh. Ngành hàng dệt may tại Mỹ cao hơn mức trung bình, gấp hơn 5 lần mặt hàng khác. Dệt may sẽ là mặt hàng trong rổ hàng hóa chịu tác động mạnh nhất.
![]() |
Ông Hoàng Mạnh Cầm - Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam. |
Trong ngắn hạn, xuất khẩu dệt may đi Mỹ sẽ giảm, kỳ vọng đàm phán của Chính phủ hiện nay và những xoay chuyển của các doanh nghiệp trong ngành sẽ giảm thiểu rủi ro. Từ Quý II, chúng tôi dự báo đơn hàng đi Mỹ sẽ giảm. Tuy nhiên, chúng ta không quá bi quan khi trong lần này Mỹ đánh thuế với tất cả các nước, nên theo nghiên cứu của Tập đoàn Dệt may lần này ít có sự dịch chuyển về chuỗi cung ứng như lần đầu, các nước khác cũng chịu mức thuế cao, chỉ đơn hàng nhỏ.
Ngoài khu vực Đông Nam Á, châu Phi, Mỹ La Tinh, có những rào cản thấp hơn. Các khu vực này năng lực sản xuất thấp hơn, quy mô sản xuất, tay nghề nhà sản xuất, đặc biệt, mức độ ổn định về mặt xã hội, chính trị không cao. Đầu tư lượng mua hàng mất 1-2 năm mới ổn định, nếu dịch chuyển đơn hàng sang các quốc gia, sẽ không nhiều. Trong ngắn hạn có thể giảm giá, giảm cầu tại Mỹ.
Ví dụ quần áo, mức giá tăng 1%, nhu cầu giảm 1-2%. Trong trường hợp 1 cái quần bán giá 50 USD tại Mỹ, giá sản xuất tại Việt Nam khoảng 10 USD. Nếu tăng 5% thuế, giá tăng thêm 5 USD, và giá bán cuối cùng 55 USD. Nhu cầu có thể biến động 10-20%. Dệt may tương đối nhạy cảm về giá.
Hiệp hội dệt may tính toán có 7.000 - 10.000 doanh nghiệp, với số lượng lao động, trên 2,5 triệu lao động trực tiếp trong ngành, không tính các ngành phụ trợ liên quan. Tuy nhiên, hiện nay nhập khẩu dệt may của Mỹ chiếm đến 97% nhu cầu tiêu thụ nên nếu Mỹ muốn không phục vụ sản xuất thì không cũng thể.
27 phút trước
Doanh nghiệp gỗ sống trong những thời điểm rất “sốc”
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam:
Trong 5 ngày vừa qua, doanh nghiệp gỗ sống trong những thời điểm rất “sốc”. Ngành công nghiệp gỗ từ ngày 1/3, Bộ Thương mại Mỹ căn cứ khoản 232 năm 1962 cho phép tổng thống khởi sướng điều tra việc áp thuế, hạn ngạch nhập khẩu với mặt hàng đe doạ an ninh Mỹ.
Chúng tôi giải trình phản biện hi vọng thuế áp ở mức thấp. Thuế đe dọa an ninh quốc gia thường 25%. Mấy ngày gần đây, chúng tôi đón thêm thông tin về thuế đối ứng. Theo cách giải thích của Mỹ, Việt Nam áp mặt hàng bao nhiêu thì Mỹ áp bấy nhiêu.
![]() |
Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam. |
Hiện, mức thuế Việt Nam nhập từ Mỹ từ 15-55%. Mới đây, Chính phủ Việt Nam có thể áp toàn bộ nhập khẩu của Mỹ về bằng 0. Việc Mỹ áp thuế 46% với mặt hàng nhập của Việt Nam là “đòn” đánh rất mạnh vào công nghiệp gỗ.
Việt Nam trong những năm gần đây là quốc gia hàng đầu chế biến, xuất khẩu gỗ chỉ sau trung Quốc. Tại Mỹ, xuất khẩu 38-40% tổng kim ngạch gỗ lên tới 9,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao.
Từ năm 2018 khi có chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bị áp thuế cao không làm được. Chính sách của Mỹ không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc và đa dạng hoá nguồn cung. Việt Nam đáp ứng được và khi cơ hội đến biết nắm bắt khi có thể thay thế Trung Quốc, đặc biệt phân khúc tầm trung, phục vụ tầng lớp trung lưu của Mỹ.
Ở chiều ngược lại, chúng ta tăng cường nhập khẩu gỗ nguyên liệu Mỹ. Mỹ giàu có tài nguyên rừng và muốn tìm đầu ra cho gỗ. Rất nhiều bàn ghế, giường đều của ta nhập sang Mỹ đều sử dụng gỗ nguyên liệu nhập từ Mỹ.
Nếu như từ ngày 9/4, rất nhiều sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ chịu mức thuế 46% khiến doanh nghiệp không còn biên độ lợi nhuận.
Sở dĩ chúng ta xuất vào Mỹ lớn vì cần nhau. Chúng tôi tính khoảng 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ có chế biến sản phẩm xuất, 1 triệu hộ nông dân , toàn bộ chuỗi cung ứng này chắc chắn bị tác động.
Chúng tôi đều hiểu trong kinh doanh bỏ trứng vào 1 giỏ vô cùng nguy hiểm. Trong những năm gần đây, năm 2024, Mỹ là thị trường tiêu thụ 56,4% toàn bộ xuất khẩu gỗ. Tìm kiếm thi trường thay thế khó.
Chúng ta xuất khẩu gỗ lên tới 161 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, 5 thị tường lớn nhất, Hoà kỳ, Trung QUốc, Nhật Bản, Hang Quốc, EU.
Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ xuất dăm gỗ, viên nén gỗ; Hàn Quốc viên nén gỗ; Trung Quốc, dăm gỗ. Thị tường Mỹ vừa là lớn nhất, nhóm đồ nội thất gia tăng cao nhất.
Từ lâu chúng tôi đã nghĩ đa dạng hoa thị tường nhưng không phải dễ. Kỳ này, thực sự ngành gỗ chỉ còn ngày hôn nay, mai nữa mà không thay đổi gì, đoàn đàm phán không đạt thoả thuận gì sẽ bị dồn vào chân tường. Đây là lúc nhìn lại chặng đường tìm lối đi mới.
Cùng 1 lúc 2 vòng kim cô, thuế đối ừng hầu hết đồ nội thất 46%, 1 phần xuất khẩu vào Mỹ trị giá 800 triệu USD đang chờ kết quả điều tra, dự kiến sẽ có kết quả trong 270 ngày.
Chúng tôi khó lượng hoá con số thiệt hại tuy nhiên là rất lớn. Hiện, nhiều đối tác nhập khẩu đề nghĩ hoãn 1 số đơn hàng. Chắc họ không ký đơn hàng mới. Chúng tôi đang đẩy mạnh tìm kiếm tăng xuất khẩu sang thị trường.
Lâu nay chúng ta xuất sang Nhật là dăm gỗ. Đại sứ Nhật gợi ý nghiên cứu thị hiếu người Nhật có thể xuất khẩu đồ gỗ không chỉ dăm gỗ.
Một số doanh nghiệp Việt vươn lên đi vào phân khúc cao hơn, xuất khẩu đấu t hầu cả 1 cung diện, khách sạn cao cấp. Đây là công việc lợi nhuận cao hơn. Dĩ nhiên không phải ai cũng làm được.
55 phút trước
Việt Nam thuộc nhóm các nước Mỹ công bố áp mức thuế cao
Phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong nhấn mạnh, Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam khi kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm ngoái đạt gần 150 tỷ USD (tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước) và thặng dư thương mại đạt 123,5 tỷ USD, thuộc nhóm 3 nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
![]() |
Ông Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong. |
Chiều 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách mới sẽ áp thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa của các nước từ ngày 5/4 và áp thuế đối ứng với 60 nước kể từ ngày 9/4, trong đó Việt Nam ở mức 46% - thuộc nhóm các nước có mức thuế cao.
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ không lùi bước trong việc áp thuế quan toàn diện với hàng nhập khẩu từ hầu hết các nước trên thế giới, trừ khi các nước cân bằng thương mại với Mỹ. Điều này cho thấy quyết tâm của chính quyền Mỹ trong việc thực hiện áp thuế đối ứng mới với nhiều quốc gia.
Đối với nước ta, chính sách thuế của Mỹ dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến 5 nhóm ngành chính đang chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2024 như điện tử, dệt may, da giầy, gỗ và sản phẩm từ gỗ, nông - thủy - hải sản, thép và nhôm.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng của doanh nghiệp Việt và rộng hơn là của cả nền kinh tế trước những thay đổi nhanh của tình hình thế giới.
Trước việc này, Báo Tiền Phong đã có nhiều bài viết liên quan đến các ngành nghề, doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Tuy nhiên, với mong muốn có thêm nhiều thông tin đa chiều hơn, nhằm tìm ra những giải pháp để góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm "Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ". Ban tổ chức Tọa đàm mong nhận được nhiều ý kiến sôi nổi, đa chiều nhằm cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, cho các nhà đầu tư và góp thêm ý kiến với các cơ quan chức năng.
8h30 sáng (8/4), Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Mỹ”. Tọa đàm sẽ thảo luận về những tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với các doanh nghiệp, với nền kinh tế và các giải pháp ứng phó để giảm thiểu tác động, thiệt hại trước mắt... Cùng đó, nhìn lại cơ cấu kinh tế và cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam để có chiến lược phát triển tự chủ, bền vững hơn trong bối cảnh thế giới đầy biến động.
Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách mới về thuế quan. Theo đó, Mỹ áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng hóa nhập khẩu của tất cả các nước từ ngày 5/4, áp các mức thuế đối ứng với 60 nước kể từ ngày 9/4. Với Việt Nam, mức thuế đối ứng Mỹ công bố là 46% - thuộc nhóm các nước chịu mức thuế cao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan.Việt Nam và Mỹ là đối tác chiến lược toàn diện. Hai nền kinh tế Việt - Mỹ có cơ cấu bổ sung cho nhau. Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với Mỹ mà cạnh tranh với nước thứ 3 và hướng tới thương mại cân bằng.
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm 2024 đạt gần 150 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023 và thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD. Việt Nam là một trong 3 nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Mỹ năm 2024 đạt gần 150 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023 và thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD. Việt Nam là một trong 3 nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
Chính sách thuế của Mỹ dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến 5 nhóm ngành chính đang chiếm 64,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2024, bao gồm: Đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản...
![]() |
Quang cảnh tọa đàm. |
Việc Việt Nam là nước chịu mức thuế đối ứng cao đang gây áp lực lớn và lo lắng cho cộng đồng doanh nghiệp về khả năng giảm lợi nhuận, thu hẹp đơn hàng và thị phần xuất khẩu, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và bị tăng tồn kho, khi các đối tác Mỹ có thể tìm nguồn hàng thay thế từ các nước không bị áp thuế cao. Mức thuế cao có thể khiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc) xem xét lại chiến lược đầu tư tại Việt Nam, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng…
Chương trình tọa đàm do Báo Tiền Phong tổ chức có sự tham dự của các vị khách mời đến từ các bộ, ngành, giới chuyên gia, doanh nghiệp. Tọa đàm sẽ thảo luận về những tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với các doanh nghiệp, với nền kinh tế và các giải pháp ứng phó để giảm thiểu tác động, thiệt hại trước mắt... Cùng đó, nhìn lại cơ cấu kinh tế và cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam để có chiến lược phát triển tự chủ, bền vững hơn trong bối cảnh thế giới đầy biến động.
Các đại biểu tham dự tọa đàm gồm:
- Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường