Tiền vào 'ồ ạt', 38.000 tỷ đồng được sang tay, VN-Index 'lên đỉnh' 17 tháng
14h45: Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,38 điểm (+0,42%) lên 1.281,8 điểm, trở về vùng đỉnh cũ tháng 8/2022. Khép lại 1 tuần giao dịch đầy biến động, chỉ số tăng 18,02 điểm (+1,43%).
Thanh khoản toàn thị trường phiên hôm nay đạt 38.000 tỷ đồng trong đó giá trị giao dịch trên HoSE là 34.734,2 tỷ - tương ứng 1.377,7 triệu cổ phiếu, cao hơn 18% so với thanh khoản trung bình 20 phiên.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 9 liên tiếp với giá trị 464,4 tỷ đồng. Các cổ phiếu bị bán mạnh nhất gồm: VNM (219,3 tỷ đồng), HPG (136 tỷ đồng), VHM (115,7 tỷ đồng),... Ở chiều mua, nhóm này mua vào GEX (192,3 tỷ đồng), KBC (147,3 tỷ đồng), PDR (122,3 tỷ đồng),...
Thị trường có 11/20 nhóm ngành tăng điểm, tăng mạnh nhất là nhóm thiết bị điện (+3,86%), ngân hàng (+0,95%), vật liệu xây dựng (+0,94%)...
Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục chào bán tín phiếu trong phiên ngày 22/3, từ 11-21/3, NHNN đã hút về 130.000 tỷ đồng qua kênh này.
11h30: VN-Index kết phiên sáng tăng 8,28 điểm (+0,65%) lên 1.284,7 điểm. Thanh khoản thị trường lên tới 21.697 tỷ đồng.
Các cổ phiếu BID (+4,34%), CTG (+2,58%), VCB (+1,26%),... đóng góp lớn vào chỉ số chung.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hàng hồi phục trong vài phiên trở lại đây, cộng với đà tăng từ nhóm bất động sản là động lực chính kéo thị trường đi lên nhanh chóng, bởi đây là 2 nhóm ngành chiếm khoảng 60% vốn hóa toàn thị trường.
Ngoài ra, phiên giao dịch sáng nay chứng kiến sự quay trở lại của nhóm cổ phiếu chứng khoán, toàn ngành tăng 1,22%, các cổ phiếu nổi bật như BSI (+5,42%), CTS (+2,96%), AGR (+2,16%),... Trước đó, vào ngày 21/3, Bộ Tài chính có lấy ý kiển sửa đổi 4 thông tư nhằm tháo gỡ nút thắt, thúc đẩy tiến trình nâng hạng thị trường.
Khối ngoại gia tăng áp lực bán ròng lên 444,23 tỷ đồng. Như vậy, nhóm này đã bán ra 10.071,7 tỷ đồng thông qua giao dịch khớp lệnh từ đầu năm 2024 tới hiện tại.
10h30: Áp lực bán xuất hiện, chỉ số giảm về 1.280,51 điểm, xuất hiện tình trạng "xanh vỏ, đỏ lòng" khi có tới 244 mã giảm, áp đảo 184 mã tăng.
Thanh khoản thị trường đạt gần 18.000 tỷ đồng, tương đương 707 triệu cổ phiếu, cao hơn 70% so với thanh khoản phiên ngày 21/3.
Nhóm nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 309 tỷ đồng, đây là phiên bán ròng thứ 9 liên tiếp của nhóm này, tập trung bán các cổ phiếu VNM (82 tỷ đồng), HPG (74 tỷ đồng), VHM (66 tỷ đồng),...
Ở chiều ngược lại, nhóm này mua vào GEX (180 tỷ đồng), PDR (56,5 tỷ đồng),...
Sau phiên họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) đêm ngày 20/3 (giờ Việt Nam), với động thái "bồ câu" của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cho rằng sẽ sớm hạ lãi suất và dự kiến có 3 đợt hạ lãi suất trong năm 2024, thị trường chứng khoán Mỹ và nhiều nơi khác đều tăng mạnh. Việt Nam cũng không ngoại lệ, phiên ngày 21/3, chỉ số tăng 16,34 điểm lên 1.276,42 điểm, về vùng cao nhất 17 tháng.
Đà tăng tiếp tục được duy trì trong vào phiên ngày 22/3
ATO: VN-Index sau ATO mở gap tăng 4,49 điểm lên 1.280,91 điểm, chinh phục kháng cự 1.280 điểm. Thanh khoản 164 triệu cổ phiếu, gấp gần 8 lần phiên liền kề.
Thời điểm 9h30, chỉ số tiếp tục tăng lên 1.284 điểm. Độ rộng thị trường lệch hẳn về bên tăng với 284 cổ phiếu tăng điểm, 86 cổ phiếu giảm điểm và 77 cổ phiếu tham chiếu.
Cổ phiếu GEX xuất hiện thanh khoản lên tới 19 triệu cổ phiếu, gấp 4,5 lần cùng thời điểm phiên hôm qua và tăng trần (6,82%) lên 25.050 đồng/cp.
Được biết, mới đây, GEX lên kế hoạch sẽ thông qua các công ty thành viên, tiếp tục phát triển quỹ đất tại các địa phương tiềm năng. Mục tiêu đến năm 2030, GEX có 20 KCN với tổng diện tích tăng thêm từ 2.000-3.000ha.
Ngoài ra, năm 2024, Gelex đặt mục tiêu tổng doanh thu thuần hợp nhất là 32.303 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.921 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,8% và 37,5% so với kết quả thực hiện năm 2023.
Diễn biến cổ phiếu GEX phiên ngày 22/3 |
Xem thêm tại nguoiquansat.vn