Tỉnh có 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới: 1/3 diện tích chứa trữ lượng, cao tốc 25.500 tỷ Vingroup đăng ký đầu tư

Năm 2023, Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã công bố báo cáo Mineral Commodity Summaries (MCS) về trữ lượng quặng bôxít toàn cầu. Việt Nam xếp thứ 2 với trữ lượng quặng bô xít là 5,8 triệu tấn, trong tổng trữ lượng quặng bô xít thế giới là 31 triệu tấn.

Tại Việt Nam, quặng bô xít được phân loại thành hai loại chính. Trong đó, ở các tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An tập trung chứa quặng bô xít nguồn gốc trầm tích. Các tỉnh miền Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi tập trung chứa quặng bô xít phong hóa laterit.

photo-2-16385210477901471508064

Nhà máy Alumin Nhân Cơ tại Đắk Nông. Ảnh: TKV

Theo đánh giá của Bộ Công Thương Việt Nam, tiềm năng đáng kể của khu vực Tây Nguyên và quặng bô xít chất lượng cao như một lợi thế lớn cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng bô xít của đất nước.

Hiện nay, Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông là nơi có trữ lượng quặng bô xít lớn nhất ở Việt Nam và có tiềm năng cao nhất cho việc phát triển ngành công nghiệp nhôm và chế biến nhôm của đất nước. Bô xít ở Đắk Nông chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn tỉnh. Tỉnh Đắk Nông có 13 mỏ bô xít nằm trên địa bàn các huyện Đắk Song, Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk R'lấp, Đắk Mil và thành phố Gia Nghĩa.

Bô xít là một loại quặng nhôm. Từ bô xít có thể tách ra Alumin (Al2O3 - nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân). Quá trình sản xuất nhôm từ quặng bô xít trải qua hai công đoạn quan trọng: Sản xuất alumin (Al2O3) theo công nghệ Bayer và điện phân Alumin thành nhôm (Al).

Trữ lượng boxit tại Đắk Nông rất lớn, bởi vậy tỉnh đã phải quy hoạch lại địa phương để làm sao không dính quy hoạch khai thác kim loại quý lại có thể hỗ trợ, thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp này.

Theo quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021-2030, Đắk Nông trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; là cửa ngõ quan trọng kết nối giao thương giữa vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ; trung tâm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm của quốc gia, năng lượng tái tạo của vùng; phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị thị trường; phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc trưng và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Hiện tại, tỉnh Đắk Nông đang chuẩn bị thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng được phê duyệt trong quy hoạch. Tỉnh đang lên báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.540 tỷ đồng, gồm 12.770 tỷ đồng vốn Nhà nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư thu xếp. Liên danh Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã có văn bản đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc này.

p9-bai-vietlong-caotoc-1h-thylan

Đường đi dự kiến của cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Ảnh: Thuỳ Trang

Tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa cũng đang được tỉnh đề xuất thực hiện dài 105km, quy mô 6 làn xe. Ngoài ra, tuyến đường sắt Đắk Nông – Chơn Thành 67km cũng đã được phê duyệt thực hiện. Tỉnh đang mời đối tác Ấn Độ đầu tư dự án.

Tỉnh Đắk Nông cũng quy hoạch thành phố Gia Nghĩa trở thành đô thị hạt nhân của tiểu vùng Nam Tây Nguyên, liên kết với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm tại nguoiquansat.vn