Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 15,97 điểm (-1,25%), xuống 1.264,78 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 4,5 điểm (-1,84%), xuống 240,52 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn tuần này đều tăng so với tuần trước đó, khi khối lượng khớp lệnh trên HOSE tăng hơn 11,5% và sàn HNX tăng gần 7,5%.
Tuần qua, nhóm đóng vai trò làm trụ đỡ giúp chỉ số không giảm sâu thêm, trong bối cảnh áp lực chốt lời gia tăng và có phiên đáo hạn phái sinh là ngành ngân hàng, với MBB (+10,43%), ACB (+4,58%), TPB (+2,51%), LPB (+3,04%), CTG (+4,37%), NAB (+8,57%), BVB (+12,9%), MSB (+3,46%), HDB (+3,3%) OCB (+4,5%), TCB và TPB tăng hơn 2%.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu tài chính khác là công ty chứng khoán đồng loạt giảm, nhưng may mắn là mức giảm cũng không quá sâu, với VIX (-6,23%), APG (-8,43%), BVS (-6,67%), APS (-5,13%), CTS (-4,32%), FTS (-7,93%), AGR (-6,12%), BSI (-4,33%) ...
Cùng với đó là đa số cổ phiếu ngành bất động sản, khi có một tuần khá tiêu cực với NVL (-10,19%), DIG (-10,86%), CEO (-5,68%), PDR (-13,12%), NTL (-5,52%), HDC (-6,14%), HQC (-8,62%), QCG (-24,42%).
Trên sàn HOSE, các cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần này với biên độ không cao, nhưng đáng chú ý có sự xuất hiện của bluechip ngành ngân hàng là MBB, với cả 5 phiên đều đóng cửa trong sắc xanh và thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Một cổ phiếu ngân hàng khác cũng góp mặt là NAB và cổ phiếu này cũng thiết lập mức cao kỷ lục mới, sau khi chia cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 100:25 vào tuần trước.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HVN có tuần thứ hai liên tiếp lọt top giảm mạnh nhất sàn, dù tuần trước đó cổ phiếu này chỉ mất 5%. Phản ánh áp lực chốt lời gia tăng khi cổ phiếu này chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2018 tại hơn 37.000 đồng.
Cổ phiếu QCG bị bán tháo và giảm mạnh nhất sàn, sau khi lãnh đạo Công ty được cho là liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án 39-39B Bến Vân Đồn. Khu đất này có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước, do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Bà Rịa, Cao su Đồng Nai quản lý.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng kể có lẽ chỉ là VTZ, khớp trung bình 0,5 triệu đơn vị/phiên. Còn lại giao dịch với khối lượng thấp trong các phiên.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu CMS bị bán khá mạnh, sau khi tăng trở lại mức cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm ngoái tại hơn 24.000 đồng vào phiên 0/7 vừa qua và không thể vượt qua ngưỡng điểm này sau đó.
Trên UpCoM, các cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất tuần này tiếp tục giao dịch với thanh khoản thấp và không ít còn trắng giao dịch trong một số phiên.