TS Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang hồi phục
Chia sẻ tại Hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024", TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chinh sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, Việt Nam đang có 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm nay.
Đó là kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi nhưng lạm phát giảm nhanh và lãi suất thế giới bắt đầu giảm. Đối với Việt Nam dự báo năm 2024-2025 sẽ tốt hơn. Lạm phát tăng trong mục tiêu và lãi suất còn giảm nhẹ, tỷ giá sẽ ổn định hơn. Triển vọng và xu hướng thị trường. Nghĩa vụ tài chính đã qua giai đoạn khó khăn nhất và tiếp cận vốn được duy trì. Vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ; thể chế được quan tâm hoàn thiện. Niềm tin phục hồi, dù còn chậm. Khả năng huy động vốn và nguồn lực đầu tư - kinh doanh dễ dàng hơn vay vốn lãi suất thấp hơn, thanh khoản thị trường tốt hơn.
Theo ông Lực, các động lực tăng trưởng truyền thống đang phục hồi. Khả năng phục hồi sau đại dịch của Việt Nam được đánh giá tốt. Chúng ta thấy, kinh tế đang phục hồi, quý sau cao hơn quý trước. Đặc biệt xuất khẩu đã tăng trở lại, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 19%, thặng dư thương mại được duy trì cao; nhu cầu tại các thị trường chính phục hồi, đơn hàng xuất khẩu tăng dần (dù ngắn hạn). Trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 33%.
Về chứng khoán tăng trưởng tích cực khoảng 13% từ đầu năm 2024, các nhóm ngành tăng trưởng âm trong năm trước đều phục hồi mạnh.
Đặc biệt, TS Cấn Văn Lực nêu rõ, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang dần hồi phục. Tỷ lệ giải ngân tại Tp.HCM, Hà Nội quý 1 dự báo tăng 15 - 20% so với năm 2023, cao hơn các nước trong khu vực.
Cùng với đó, Chính phủ ban hành các chính sách tài khoá “mở rộng trọng tâm” thông qua việc giản hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí trước bạ và chính sách tiền tệ “linh hoạt nới lỏng” thông qua 4 lần giảm lãi suất cho phéo cơ cấu lại nợ.
Niềm tin đầu tư kinh doanh tiêu dùng năm 2024 phục hồi. Khả năng huy động nguồn lực, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 6,2% năm 2023 nhưng cần kích cầu đầu tư tư nhân. Tín dụng năm 2024 đạt 14-15% là khả thi. Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong nước đang bắt đầu phục hồi.
Tuy nhiên, theo TS Cấn Văn Lực, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức năm 2024. Rủi ro bên ngoài, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại dẫn đến đà phục hồi của xuất khẩu và đầu tư còn chậm, tăng trưởng đầu tư tư nhân và tiêu dùng còn thấp. Giải ngân đầu tư công chưa có đột phá. Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn về pháp lý, nghĩa vụ tài chính và chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi còn chậm.
Cơ cấu lại doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tín dụng gặp nhiều thách thức, nợ xấu gia tăng trong tầm kiểm soát. Rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cần thời gian xử lý, lành mạnh hóa. Thể chế cho các lĩnh vực mới (kinh tế số, kinh tế xanh, tuần hoàn….) còn chậm ban hành trong khi tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, chậm thực thi công vụ còn diễn ra.
Do đó, ông Lực khuyến nghị, doanh nghiệp cần kiến định đúng, trúng, kiên trì; cơ cấu lại hoạt động kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ tài khoá, thuế - phí; đa dạng hoá nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; tận dụng cơ hội từ việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với Mỹ, Nhât Bản, Úc,…
Đối với các nhà đầu tư, theo ông Lực, quan trọng nhất là khẩu vị rủi ro, đa dạng hoá danh mục đầu tư, đòn bẩy tài chính vừa phải, hạn chế tâm lý đám đông, tích luỹ kiến thức kinh nghiệm và sử dụng dịch vụ chuyên môn của các trung gian tài chính.
Xem thêm tại taichinhdoanhnghiep.net.vn